Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 0 tin nhắn ]

Trong số chất khoáng cơ thể cần, người ta chú ý trước hết tới sắt (Fe). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 - 4g sắt, trong đó 2/3 có ở hemoglobin là sắc tố của hồng cầu, phần còn lại dự trữ trong gan, thận, lách các cơ quan khác. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm quan trọng cơ bản đối với sự sống. Không chỉ là thành phần của huyết sắc tố, sắt còn tham gia vận chuyển ôxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào.
Thời điểm bắt buộc phải bổ sung sắt
Hằng ngày cần ăn các  thực phẩm chứa nhiều sắt.
Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng gây nên nhiều rối loạn trong cơ thể và sinh bệnh. Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một bệnh dinh dưỡng, tuy ít khi gây tử vong, nhưng gây tình trạng yếu đuối, sức khỏe kém. Trẻ em học kém làm do thiếu máu gây buồn ngủ và kém tập trung. Người lớn giảm khả năng lao động vì chóng mệt phải nghỉ luôn và nghỉ kéo dài. Thiếu máu đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ thời gian sinh nở.
Vì vậy khi thấy cơ thể có biểu hiện da xanh xao, người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, khả năng tập trung kém làm ảnh hưởng tới học tập và công tác... cần nghĩ tới việc có thể cơ thể bị thiếu sắt, và đi khám bệnh để được bổ sung sắt kịp thời.
Trong điều trị, sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với một số vitamin hoặc acid folic. Tuy nhiên khi uống viên sắt người dùng có thể thấy lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa...Khi bổ sung sắt cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không bổ sung quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới thừa sắt sẽ không tốt cho cơ thể. Ngộ độc sắt do quá liều ít gặp ở người lớn, nhưng hay gặp ở trẻ em. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi uống nhầm 30 phút đến vài giờ. Vì vậy khi dùng cho trẻ em phải rất thận trọng và cần để thuốc xa tầm với của trẻ để tránh trẻ ăn nhầm phải gây ngộ độc.
Thời điểm bắt buộc phải bổ sung sắt
Dùng thuốc bổ sung sắt phải theo chỉ định của bác sĩ. 
Uống thuốc chứa sắt cần tránh xa các bữa ăn khoảng 1-2 giờ, và không uống nước chè, cà phê ngay sau khi uống thuốc, vì thức ăn và các loại nước uống này làm giảm sự hấp thu của sắt.
Cần lưu ý, sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt đỏ, thịt lợn, gan, bánh mì ngũ cốc, đậu đũa, đậu ván, đậu hà lan...Vì vậy, một người bình thường ăn uống đầy đủ thì không thiếu sắt. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi nguồn thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu.
Dược sĩ Lê An - suckhoedoisog.vn
-->đọc tiếp...

| 0 tin nhắn ]

Hướng dẫn cách tự massage giảm stress
Nếu không có điều kiện đến các spa để thư giãn những lúc căng thẳng, mệt mỏi, thì những động tác tự massage đơn giản sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mang lại phút giây sảng khoái sau những giờ phút làm việc mệt mỏi.
Hướng dẫn cách tự massage giảm stress
Động tác 1: Massage chân Ngửa lòng bàn chân, lấy tay xoay nhẹ tìm huyệt dũng tuyền và thất miên dưới lòng bàn chân. Sau đó lấy ngón tay ấn mạnh dần hai huyệt đó rồi thả nhẹ ra (hình 1). Thực hiện 4 - 5 lần. Động tác massage này có tác dụng mang lại giấc ngủ sâu và ngon.
Động tác 2: Massage cánh tay Dùng 5 đầu ngón tay kéo mạnh từ đầu vai (hình 2) xuống tới cổ tay (hình 3) sao cho đầu ngón tay không cấn vào xương. Thực hiện từ 3 - 4 lần. Động tác massage này giúp thư giãn cổ tay, đặc biệt tốt cho những người sử dụng máy tính nhiều.
Động tác 3: Massage bàn tay
Ngửa lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh từ cổ tay kéo dần lên từng đầu ngón tay (hình 4). Sau đó úp lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào cổ tay dưới (hình 5) rồi kéo mạnh lên đầu ngón tay (hình 6), giữ chặt ngón tay rồi thả nhẹ dần ra. Thực hiện 3 - 4 lần. Động tác này có tác dụng giúp máu lưu thông đều.
Hướng dẫn cách tự massage giảm stress
Động tác 4: Massage vai
Ngồi thẳng, dùng hai đầu ngón tay giữa, luồn qua sau, áp sát gáy (hình 7). Sau đó dùng hai đầu ngón tay ấn mạnh và xoay nhẹ nhàng (hình 8). Tiếp theo kéo nhẹ hai bàn tay ra hai bờ vai (hình 9). Thực hiện 4 - 5 lần. Động tác này thư giãn cơ vai, giảm cứng cơ.
Động tác 5: Massage cổ
Ngồi thẳng, dùng bàn tay phải đưa lên cằm, bàn tay trái nắm khuỷu tay phải (hình 10). Tiếp theo dùng tay phải đẩy mạnh cằm về phía trái (hình 11). Sau đó đổi bên. Thực hiện 4 lần. Động tác này giúp thư giãn cơ cổ, chống mệt mỏi.
Hướng dẫn cách tự massage giảm stress
Hướng dẫn cách tự massage giảm stress
Động tác 6: Massage đầu
Dùng hai ngón tay giữa, xoay nhẹ tìm huyệt ở đầu chân mày (hình 12). Sau đó dùng hai ngón tay miết nhẹ kéo dài về phía thái dương, dùng lực ấn mạnh phần thái dương (hình 13). Thực hiện 3 lần. Động tác này giúp thư giãn thần kinh, giảm stress
Lan Trần - Suckhoedoisong.vn
-->đọc tiếp...

| 0 tin nhắn ]


Một đêm trực giữa tháng 8 ở bệnh viện Tân Phú (TP HCM), mẹ của một bệnh nhi đã giang tay đánh nữ bác sĩ đang khám cho con mình. Người có trách nhiệm của bệnh viện chia sẻ với tôi rằng, người mẹ này giải thích hành động như vậy vì bức xúc chuyện nhà. Còn chị này nói với truyền thông rằng vì sốt ruột con đang sốt cao, phải chờ đợi và làm thủ tục lâu, không được khám ngay.

Trong quá trình hành nghề bác sĩ, thực tế tôi đã gặp nhiều trường hợp tương tự. Nhiều người nhà bệnh nhân (thường là người có vai vế hoặc có nhiều tiền) ngay từ khi vào viện đã có thái độ hống hách. Họ không thèm hợp tác với nhân viên y tế, chỉ biết đòi hỏi, và thường gây sự để đạt được những thứ mình muốn. Khi tôi khám, cho thuốc và đề nghị theo dõi, thì nhiều thân nhân bệnh nhân cứ muốn bác sĩ phải làm gì đó ngay lập tức. Khi bác sĩ giải thích bệnh nhân cần được theo dõi thì họ không tin và cho rằng chúng tôi vòi vĩnh.

Ai cũng luôn cho mình là người bị bệnh nặng nhất, cho mình quyền được ưu tiên số một mà không hiểu rằng, ngay cả những bệnh viện không quá tải ở các nước tiên tiến, như Mỹ chẳng hạn, người ta cũng phải phân loại bệnh nhân cấp cứu, ai bị nguy hiểm hơn cấp cứu trước, ít nguy hiểm hơn cấp cứu sau. Và hậu quả là tình trạng bạo hành nhân viên y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều vụ thương tâm. Đơn cử, tháng 8/2011, tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện huyện Vũ Thư, Thái Bình, người nhà của một bệnh nhân chết trước khi vào viện đã đâm chết một bác sĩ giàu kinh nghiệm và đâm trọng thương một bác sĩ 30 tuổi.

Thực tế, nạn bạo hành trong bệnh viện không chỉ có ở Việt Nam. Ở Mỹ, chỉ trong hai năm (2000-2011), có tới hơn 150 vụ bắn súng trong bệnh viện, 29% xảy ra ở phòng cấp cứu. 28% số nạn nhân là các bác sĩ, điều dưỡng và những nhân viên y tế khác. Gần đây nhất, tháng 1/2015, một người đàn ông đã vào bệnh viện ở bang Massachusetts, bắn chết bác sĩ phẫu thuật tim, người đã điều trị cho mẹ ông ta và bà đã chết trước đó hơn một tháng. Theo thăm dò của Scientific American năm 2014, 80% điều dưỡng Mỹ báo cáo đã bị bạo hành, dưới dạng đấm, đá, cào, cắn, phun nước miếng, đe dọa và quấy rối.

Để ngăn chặn tình trạng trên, tôi được biết, cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nước này đã ban hành bộ “hướng dẫn phòng ngừa bạo hành công sở trong y tế và dịch vụ xã hội” và đã có nhiều bang trên nước Mỹ bắt buộc các bệnh viện phải thực hiện hướng dẫn này. Người đại diện chính quyền bang Texas thậm chí đề nghị cho phép nhân viên y tế mang súng vào bệnh viện để tự vệ. Học viện quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ cũng đã huấn luyện miễn phí cho hơn 8.000 nhân viên y tế kỹ năng chống lại bạo hành và thoát hiểm khi bị tấn công.

Theo điều luật của Mỹ mới được cập nhật gần đây, tất cả hành vi tấn công nhân viên y tế đều bị trừng phạt. Theo đó, các hành vi tấn công gây thương tổn thân thể cho nhân viên y tế được xếp vào tội phạm mức độ 3, bị phạt tù từ 3 đến 5 năm, phạt tiền đến 15.000 USD. Các hành vi tấn công nhân viên y tế khác bị xếp vào tội phạm mức độ 4, phạt tù đến 18 tháng và phạt tiền đến 10.000 USD. Ngoài ra, những hành vi bạo hành nhân viên y tế đơn lẻ sẽ bị giam giữ đến 6 tháng và phạt tiền đến 1.000 USD.

Trên các diễn đàn ở Việt Nam, đáng tiếc là vẫn còn nhiều ý kiến biện minh hoặc thông cảm cho hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế. Trên thực tế, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý y tế đã thành lập nhiều kênh thông tin để người bệnh phản ánh những bức xúc của mình. Nhưng bạo lực vẫn diễn ra, và người ta vẫn đổ lỗi cho bức xúc.

Ngoài những thiệt hại mà nhân viên y tế phải gánh chịu do những vụ bạo hành mang lại, người bệnh và xã hội cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Không nhân viên y tế nào có thể toàn tâm toàn ý vào việc phục vụ bệnh nhân khi luôn phải phòng thủ trước thân nhân, bệnh nhân. Và như vậy, khả năng sai sót y khoa xảy ra sẽ tăng cao. Sẽ có nhiều hệ lụy khó lường xảy ra nếu sự an toàn của nhân viên y tế khi đang hành nghề không được bảo đảm.

Nếu nhân viên y tế sai, sẽ có pháp luật xử lý. Nếu bệnh viện sai, sẽ có pháp luật xử lý. Hãy để cho luật pháp làm việc với họ. Không gì có thể biện minh cho nạn bạo hành nhân viên y tế. Theo tôi, cần phải nghiêm trị những kẻ hành hung nhân viên y tế, dù vì bất cứ lý do gì. Không thể cổ vũ, không thể thông cảm cho những hành vi bạo lực, đặc biệt là những hành vi bạo lực nhắm vào nhân viên y tế, những người vì lương tâm, vì y đức mà không thể tự vệ theo bản năng thông thường.

BS. Võ Xuân Sơn - Vnexpress.net

-->đọc tiếp...

| 0 tin nhắn ]


 Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết

Nhận vụ việc BS Vũ Bá Quyết từ chối mổ cho một bệnh nhân là "người viết báo", Luật sư Thái Bảo Anh - Giám đốc Công ty luật Bao & Partners đã kể câu chuyện từng “bị” một bác sĩ ngần ngại từ chối cho mẹ của anh vì một phần biết anh là luật sư.

Năm 2008, mẹ tôi bị chẩn đoán ung thư. Khối ung thư to đến nỗi tất cả các bác sỹ bệnh viện Hữu Nghị không thể xác định được là khối u ăn vào dạ dày hay ruột hay gan. Vì thế họ phải mời bác sỹ Phạm Hồng Sơn (Phó Giám đốc BV Việt Đức) sang để xử lý.

Vào giai đoạn cuối, khối u của mẹ tôi phát triển ngày càng lớn, trông bà như là đang có bầu. Tôi và bố sốt ruột lên gặp chú Sơn (sau ca mổ của mẹ tôi, tôi gọi ông là “chú”). Chú Sơn giải thích rất cặn kẽ cho tôi biết là khối u của mẹ tôi phát triển to như vậy thì phải có thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 năm.
Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Việc không phát hiện ra sớm khiến cho cơ hội sống của mẹ tôi rất thấp vì bệnh đã đi vào giai đoạn cuối. Ông nói rất thẳng thắn là khả năng mẹ tôi chết trên bàn mổ là 95%. Khi mổ, sẽ có 3 khả năng xảy ra. Một là khi thấy khối u quá lớn, ăn vào quá nhiều cơ quan thì bác sỹ sẽ đóng vết mổ lại, không động dao kéo. Hai là nếu có cắt thì với khối u lớn vậy khả năng còn sót là rất cao và chỉ một thời gian ngắn, khối u lại phát triển lại. Ba là cắt được toàn bộ khối u nếu nó chưa ăn lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Khả năng này chỉ 5%.

Chú Sơn cũng thành thật nói thêm là ông ngần ngại chuyện mổ khi biết tôi là luật sư. Chú nói rằng, khi mất người thân, ai cũng đau khổ, và khi đau khổ, có khi họ sẽ đổ lỗi cho bác sỹ. Mà vì ngành y là ngành quá chuyên sâu nên không phải ai cũng hiểu được rằng bác sỹ đã cố hết sức. Chú Sơn lo rằng sau này tôi sẽ kiện tụng. Chú cũng nói, chú không sợ cho bản thân, nhưng một ngày chú mổ vài ca, toàn các ca khó như của mẹ tôi nên chú mà dính kiện tụng thì không còn tâm sức để tập trung cho bệnh nhân nữa. Chú sợ cho bệnh nhân chứ không sợ cho bản thân mình. Chú nói với tôi và ba rằng chúng tôi nên lựa chọn giữa việc mẹ có thể sống thêm vài tuần hoặc là chết ngay trên bàn mổ.

Tôi nói với chú rằng gia đình tôi và mẹ tôi đã quyết định rằng chúng tôi tin tưởng vào chuyên môn và y đức của chú. Tôi nói rằng sẽ ký bất kỳ giấy tờ nào để chú yên tâm là không bị kiện. Chú Sơn đưa cho tôi 1 bản cam kết để người nhà bệnh nhân ký. Đọc xong tôi nói với chú là bản cam kết này được soạn bởi một bác sỹ giỏi về chuyên môn và chưa bao giờ phải đối mặt với những mặt xấu của con người. Bản cam kết được viết quá đơn giản vì chính người soạn không hiểu hết những thủ đoạn hại nhau bằng câu chữ mà người đời vẫn làm. Chú cười hiền bảo là “bọn chú chỉ biết mổ cứu người chứ có đi tranh chấp với ai bao giờ”. Tôi viết lại một bản cam kết cho chú, ký và dặn chú rằng hãy sử dụng nó về sau – vì tôi biết bản cam kết đó là để bảo vệ người sẽ có thể cứu được tính mạng mẹ tôi.

Khối u của mẹ tôi bị vỡ trước ngày lên lịch mổ 2 ngày. Việc vỡ khối u dẫn đến khả năng mẹ tôi có thể chết trong một vài giờ nếu không mổ gấp. Tôi gọi điện cho chú. Lần đầu chú tắt máy, lần hai chú nghe. Khi nghe giọng hốt hoảng của tôi chứ nhẹ nhàng nói “tôi đang trong ca mổ. Anh cứ tắt máy và để các bác sỹ bên đó chuẩn bị. Tôi sẽ sang ngay.” 30 phút sau chú tới.

Ca mổ kéo dài 8,5 tiếng đồng hồ. Khi đêm xuống, một bác sỹ phụ mổ gọi tôi vào để chứng kiến khối u của mẹ tôi đã được lấy ra – khối u chiếm 1/2 thể tích chiếc xô nhựa trong tay bác sỹ. Khi tôi ngỏ lời muốn cảm ơn chú Sơn thì bác sỹ phụ tá nói chú bị tụt huyết áp vì buổi sáng chú mổ 2 ca liên tiếp rồi sang mổ cho mẹ tôi trong 8 tiếng rưỡi. Trong ca mổ của mẹ tôi đã phải thay kíp mổ ban đầu bằng kíp mổ mới vì kíp mổ đầu tiên kiệt lực vì căng thẳng. Duy chú Sơn phải có mặt từ đầu tới cuối và tụt huyết áp vì nhịn đói từ sáng.

Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết
PGS.TS Trịnh Hồng Sơn- Phó Giám đốc BV Việt Đức - Nhân vật trong bài viết.

Mấy ngày sau tôi rình gặp chú khi chú đi thăm bệnh nhân, vừa thấy tôi, chú cười hết cỡ bảo rằng “mẹ cháu trúng số độc đắc rồi! Loại ung thư của mẹ cháu có thuốc chữa mà không cần phải hóa trị hay xạ trị. Đó là loại ung thư duy nhất đến lúc này có thể chữa được bằng thuốc. Chính chú là người đã nghiên cứu về loại ung thư này đầu tiên ở Việt Nam nên chú biết.” Nói rồi chú đi, gật đầu nghe lời cảm ơn vội vàng của tôi. Sau này tôi nhờ một anh bạn là cháu chú dẫn đến nhà để cảm ơn. Anh bạn tôi hỏi chú có được không. Chú nói là “nó đã cảm ơn chú rồi, đến nhà cảm ơn làm gì nữa!” Từ đó năm nào tôi cũng nhờ bạn tôi dẫn tới nhà chú vào dịp Tết. Năm nào bạn tôi cũng trả lời là chú về quê để tránh bệnh nhân tới cảm ơn. Chú muốn người bệnh không phải phiền hà chuyện chú đã chữa bệnh cho họ.

Đến giờ gần 7 năm từ ngày chú mổ. Mẹ tôi hoàn toàn khỏi bệnh, nhìn bà không ai biết là bà từng bị ung thư giai đoạn cuối. Phòng bệnh của mẹ tôi lúc đó có 8 người, giờ 7 người đã chết, còn lại mỗi mình mẹ tôi là còn sống và khỏe mạnh.

Tôi biết rằng có nhiều người nói rằng ngành y tế của chúng ta có vấn đề về y đức, về tham nhũng, hạch sách dân. Tuy nhiên tôi kể ở đây một câu chuyện thực của gia đình tôi và về một bác sỹ thật. Tất cả những người có liên quan tới câu chuyện đều còn sống. Hồ sơ y tế của mẹ tôi bệnh viện Hữu Nghị vẫn giữ. Và tôi khẳng định một điều là chú Sơn cứu sống mẹ tôi mà không nhận một xu nào, cũng không phải vì áp lực, giới thiệu, hay sự nịnh nọt nào cả. Sau này tôi hỏi mọi người thì biết là ca mổ 8 tiếng rưỡi cho mẹ tôi, chú được trả theo chế độ nhà nước mức thù lao khoảng 150.000 đồng gì đó. Trong câu chuyện của tôi, chú Sơn cũng đã từng ngần ngại chuyện mổ vì ngại chuyện thị phi (không phải vì chú mà vì các bệnh nhân sẽ không được chú mổ khi chú bị phân tâm).

Có rất nhiều cán bộ, bác sỹ thầm lặng cống hiến trong ngành y tế. Vì họ chỉ tập trung vào chuyên môn nên không biết, không có những thủ đoạn để ngoắt ngoéo câu chữ khi bị những người có ý xấu gây khó dễ. Nếu chúng ta muốn chăm lo cho sức khỏe của chính mình hay người thân của mình thì hãy bảo vệ bác sỹ – những người bảo vệ ta trước bệnh tật – khỏi những lời ác ý, những bắt nạt, đe dọa.

Từ Facebook LS Thái Bảo Anh
-->đọc tiếp...

| 1 tin nhắn ]


 bác sĩ, bệnh nhân, từ chối mổ, từ chối khám chữa bệnh, BS Vũ Bá Quyết

Tiến sĩ Võ Xuân Sơn – nguyên bác sĩ phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, tâm sự: Ông đã từ chối mổ cho bệnh nhân, thậm chí cả nhà báo!

Mổ hay không cũng bị “lên thớt”

Sau khi câu chuyện Tiến sĩ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ dịch vụ cho một cộng tác viên của báo Người đưa tin, Tiến sĩ Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có chia sẻ của mình về chuyện từ chối mổ cho bệnh nhân.

Tiến sĩ Sơn tâm sự, ông không biết thực tình câu chuyện của bác sĩ Quyết và cô cộng tác viên tên Trang diễn ra như thế nào, nhưng nghe qua thông tin trên truyền thông, tình huống này “mổ hay không mổ cũng thành vô đạo đức cả”.

Theo BS Sơn, nếu mổ cho bệnh nhân kia, lỡ bác sĩ bị gài, sau đó lại có tin lên báo chí cho rằng bác sĩ ăn cắp thời gian nhà nước đi mổ dịch vụ kiếm tiền, rồi đủ các thông tin này nọ cũng dở. Còn không mổ lại bị báo chí đưa là không chịu mổ cho người viết báo. Kiểu gì cũng tiến thoái lưỡng nan.

"Nhưng khi biết cộng tác viên này làm ở một cơ quan báo chí mà mình đã từng bị phóng viên của báo đó gài bẫy viết bài về cá nhân mình thì việc không mổ cho bệnh nhân như bác sĩ Quyết là đúng. Bác sĩ không mổ là có tâm với nghề!" – TS Sơn nhấn mạnh.

Bác sĩ Sơn cho biết, trước đây ông đã từ chối mổ cho nhiều người, trong đó có một phóng viên ở báo lớn. Chuyện xảy ra cách đây vài năm, khi có một bệnh nhân đã kiện bác sĩ Sơn vì mổ để lại biến chứng cho bệnh nhân. Lúc ấy, chỉ có một tờ báo đưa tin về vụ kiện.

"Tôi đã đọc bài viết và thấy bài viết không khách quan, mang xu hướng bảo vệ người bệnh mà không cần biết rõ đúng sai, phải trái như nào. Lúc ấy, tôi đang chuẩn bị làm thủ tục để ra nước ngoài làm việc. Còn một năm nữa là tôi được chứng chỉ làm việc ở nước ngoài nên tôi thực sự không suy nghĩ nhiều đến truyền thông, đến bài báo đó.

Sau đó, trong một lần phẫu thuật, mọi thủ tục vào phòng phẫu thuật hầu như gần xong. Ban đầu, tôi không quan tâm bệnh nhân làm ở đâu, nghề gì. Khi chuẩn bị mổ thì anh ta nói mình làm ở tờ báo đã viết bài báo về vụ kiện của tôi. Lúc ấy, tôi đã từ chối thắng thừng rằng tôi không thể mổ cho anh” - Tiến sĩ Sơn nhớ lại.Sau đó, bác sĩ Sơn đã giải thích cho bệnh nhân vì sao mình không mổ cho họ mà khuyên họ nên tìm bác sĩ khác.

Có tâm sẽ không mổ cho bệnh nhân

Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tâm sự, bản thân anh cũng theo dõi vụ việc này trên báo chí. BS Chính cho rằng, bác sĩ Quyết từ chối mổ vì bận hay vì lý do người đó làm ở báo Người Đưa tin cũng không có gì sai vì theo y đức, bác sĩ được phép từ chối bệnh nhân trong trường hợp không phải cấp cứu, không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Trường hợp phóng viên Trang không bị đe dọa tính mạng. Trang chỉ bị u xơ buồng trứng, một loại bệnh nhiều chị em phụ nữ nào mắc phải, có thể bắt buộc phải mổ hoặc chỉ định nội khoa.

Bác sĩ Chính cho biết anh cũng đã từng từ chối rất nhiều bệnh nhân khi họ gây khó dễ cho anh, có thái độ không tôn trọng bác sĩ…

Do đó, BS Chính tỏ ra ủng hộ quyết định của BS Quyết: "Nếu bác sĩ Quyết vẫn mổ cho bệnh nhân khi ông có áp lực hay tư tưởng không thoải mái thì có thể xảy ra rủi ro trong khi mổ. Lúc này bác sĩ hoàn toàn có quyền từ chối".

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Võ Xuân Sơn khẳng định, khi mổ cho bệnh nhân nếu tâm trí không thoái mái, trong đầu có chút lăn tăn, bực tức vì tờ báo đã “gài” mình thì cuộc mổ không thể diễn biến tốt đẹp. Khi đó, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cuộc mổ, biến chứng rồi đủ các thứ nguy hiểm.

Tâm trạng không thoải mái, đầu óc nặng nề có thể khiến bác sĩ không thể xử lý hết những diễn biến xấu của cuộc mổ. Như thế, người thiệt nhất là bệnh nhân chứ không phải là bác sĩ. Lúc đó, là nhà báo hay bất kì ai cũng vậy!

(Theo Khánh Ngọc/Infonet)
-->đọc tiếp...

| 1 tin nhắn ]


Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi – phòng khám nam khoa Hoa Hồng từng điều trị cho một phụ nữ 56 tuổi bị sùi mào gà quanh khoang miệng vì quan hệ với người yêu trẻ tuổi.

Mắc bệnh từ phi công trẻ

Bệnh nhân Phạm Thị Q. trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội bị mụn quanh miệng nhưng không biết vì lý do gì. Bà Q. kể, bà góa chồng nhiều năm nay và đang cặp kè với một người kém bà gần 20 tuổi. Gia đình có điều kiện, bà Q. bao trọn gói cho nhân tình để có “rau sạch”. Mỗi khi quan hệ, bạn trai của bà Q. thích quan hệ bằng đường miệng nên bà hay chiều theo bạn tình.

Gần đây, bà thấy miệng hay bị u nhú. Bà Q. cho rằng bị nhiệt miệng, đi uống thuốc nhiệt miệng nhưng bệnh không khỏi. Càng ngày, bà thấy đau nhức hàm không thể ăn nổi. Gần đây, u nhú ngày càng dày lên và mùi rất đáng sợ như mùi chuột chết, thịt thối.

Bà Q. xấu hổ không dám đến viện. Cùng lúc đó, vùng kín của bà cũng bị các dấu hiệu tương tự. Bà đến khám phụ khoa. Bác sĩ chẩn đoán bà bị sùi mào gà. Lúc này, miệng của bà cũng mắc căn bệnh tương tự.

Bà Q. được bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi - Phòng khám Nam khoa số 2 Triệu Quốc Đạt, Hà Nội điều trị đốt CO2 để trị sùi mào gà quanh miệng và vùng kín. Tuy nhiên, u nhú còn xuất hiện cả ở vùng hầu họng khiến việc điều trị khó khăn hơn. Mỗi lần đốt sùi, bà Q. vừa mất tiền và tốn thời gian. Khi bác sĩ yêu cầu, bạn tình của bà Q. đến khám cùng. Bà Q. thành thật không biết người yêu lấy bệnh từ đâu.

Khi bạn trai đến, cả hai người tranh cãi cho rằng bị lây bệnh từ đối phương. Bác sĩ Lợi chỉ tư vấn bệnh có thể lây qua đường quần áo thậm chí qua dùng chung toilet để hai bệnh nhân không hoài nghi nhau, tập trung vào điều trị bệnh.

Đến nay, bệnh đã giảm nhưng việc điều trị còn khá lâu vì điều trị sùi mào gà chỉ đốt u nhú bên ngoài còn vi rút HPV vẫn ẩn sâu trong máu và có thể tái phát bất cứ lúc nào. U nhú sùi mào gà ở vùng họng có thể gây ung thư khoang miệng, vòm họng, bác sĩ khuyên bệnh nhân cần tầm soát tốt để có thể phát hiện bệnh sớm hơn.

Bệnh không thể điều trị triệt để

Trước đó, cũng có nhiều bệnh nhân bị sùi mào gà tấn công ở miệng nhưng ít người bị cả toàn thân, miệng và cả vùng hậu môn, âm đạo như trường hợp của bà Q.

Biểu hiện sùi mào gà ở miệng thường có triệu chứng đau, khó nuốt, mụn nhú, đau nhức lợi. Ở nữ giới nói chung rất dễ phát hiện. Đó là những mụn thịt nhỏ màu hồng hoặc trắng, nhỏ, mềm, cao dần lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2mm, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Bệnh càng tiến triển thì những mụn thịt này càng phát triển, lan rộng, liên kết với nhau thành một mảng rộng, gây chảy mủ hoặc chảy máu nếu va chạm, cọ xát mạnh.

Sùi mào gà không chỉ đơn thuần gây nên những rắc rối, phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt mà còn có nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung ở những trường hợp mắc virus HPV typ 16, 18. Bệnh gây biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp hoặc cản trở thai sổ trong khi sinh. Khi bị sùi mào gà ở miệng có nguy cơ ung thư vùng khoang miệng.

Trước những biến chứng nguy hiểm mà bệnh sùi mào gà có thể gây ra, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ Lợi cho biết mọi người nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ bằng miệng khi thấy vùng kín của đối phương có biểu hiện như mụn nhọt, lở loét. Thường xuyên sử dụng bao cao su.

Rửa tay và bộ phận sinh dục thật sạch trước và sau khi quan hệ bằng miệng sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh liên quan.

Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

Theo Khánh Ngọc - Infonet.vn
-->đọc tiếp...

| 0 tin nhắn ]

Võ Xuân Sơn

Khi quyết định rời nhà nước, tôi có rất nhiều suy nghĩ, trăn trở, không lường hết được những khó khăn, khốc liệt phải gánh chịu trong môi trường tư nhân. Cho đến bây giờ, không chỉ tôi mà cả những lãnh đạo của tôi thời đó đều cho rằng quyết định đó là đúng.

Chỉ sau 2 năm ra tư nhân, không được sự hỗ trợ của bất cứ mạnh thường quân nào, chỉ bằng nguồn kinh phí cá nhân ít ỏi, dựa vào sự năng động trong môi trường tư nhân, tôi đã thực hiện được những gì mình ấp ủ sau gần 10 năm không thể thực hiện được.

Bệnh viện nơi tôi công tác trước đây thuộc nhóm hàng đầu của cả nước. Môi trường làm việc ở đó được coi là hàng “top” so với các bệnh viện công khác trong nước, vậy mà vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ở mức cao. Nhờ thời gian làm việc ở đó, tôi được tiếp xúc với bác sĩ ở các tỉnh đến học, được trực tiếp tham gia điều trị tại nhiều bệnh viện từ Đà Nẵng trở vào, hiểu được nhiều khó khăn cũng như tâm tư của các bác sĩ và nhân viên y tế.

Tôi đã nhiều lần nói rằng, y khoa Đà Nẵng sẽ phát triển ngang hàng với TP HCM trong chuyên ngành của chúng tôi. Các bác sĩ ở đây khi đi học đều là những người siêng năng, luôn chịu khó, chịu khổ đến mức khó tin. Gần như tất cả những gì họ học được từ các bệnh viện khác trong nước hoặc nước ngoài đều được triển khai áp dụng thành công.

Tại sao lại là Đà Nẵng? Không riêng cá nhân mà những người bạn Nhật của tôi đều có chung suy nghĩ: Lãnh đạo Đà Nẵng quan tâm và đánh giá đúng mức vai trò của y tế. Bản thân tôi (một bác sĩ không chức không quyền) mỗi lần ra mổ chuyển giao công nghệ ở bệnh viện nào của Đà Nẵng cũng đều nhận được sự động viên từ những người lãnh đạo cấp cao của thành phố.

Ở một môi trường như vậy, các bác sĩ có quyền làm việc, có quyền phát huy. Đà Nẵng là nơi thứ ba trong cả nước thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cột sống và các phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu khác. Theo tôi được biết, mặc dù thu nhập của các bác sĩ ở đây không cao lắm, sự ưu đãi về kinh tế không nhiều lắm, nhưng rất ít người bỏ bệnh viện công ra đi.

Một bác sĩ ở một tỉnh miền Tây đã thành danh trong chuyên ngành Ngoại Tổng quát, là Trưởng khoa Ngoại. Vì yêu cầu của địa phương phải giải quyết các trường hợp cấp cứu chấn thương sọ não và cột sống mà anh ấy khăn gói lên thành phố học, vì các bác sĩ đàn em không ai có đủ khả năng kinh tế để có thể ở Sài Gòn trong vài tháng.

Sau khi học xong, một bữa anh gọi cho tôi mời xuống bệnh viện tỉnh để mổ 2 ca chấn thương cột sống. Khi trở về Sài Gòn, tôi mới biết rằng toàn bộ tiền xe, tiền ăn uống của tôi khi xuống đó và cả tiền dụng cụ mổ cho bệnh nhân đều là từ tiền túi của anh ấy bỏ ra. Hai bệnh nhân đều là người dân tộc, rất nghèo, bệnh viện lại không hỗ trợ gì cả.

Vài năm sau, tôi nghe tin anh ra ngoài làm một bệnh viện tư, chẳng quan tâm đến bảo hiểm, cũng chẳng làm thủ tục về hưu, nghỉ ngang. Tôi chưa có dịp nói chuyện với anh về chuyện nghỉ của anh. Nhưng người kế nhiệm anh tại bệnh viện tỉnh cho biết anh không thể thuyết phục được lãnh đạo thay đổi quy trình làm việc, triển khai các chương trình y khoa chuyên sâu hơn.

Bây giờ thì cả anh bạn kế nhiệm cho anh cũng có một phòng khám tư nhân lớn tại tỉnh đó. Bệnh nhân nói với tôi cả 2 cơ sở này rất tốt. Tôi tin những gì bệnh nhân nói. Tôi tin những người thầy thuốc đã từng hy sinh cả thời gian, tiền bạc, sự mạo hiểm cho người bệnh sẽ không bao giờ đối xử không tốt với người bệnh của mình, cho dù ở môi trường nào đi nữa.

Gần 30 năm trong nghề, từng làm việc tại nhiều bệnh viện tỉnh ở phía Nam, làm công lập rồi tư nhân, tôi có thể khẳng định rằng nếu ở đâu y đức kém, ở đó quan đức chắc chắn không khá hơn.

Khi đi học ở tuyến trên, cùng với việc học được các kiến thức chuyên môn, các bác sĩ đã tiếp cận được với một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Ở những cơ sở đó, các quyết định về chuyên môn được tôn trọng. Các bác sĩ được quyền quyết định và được cấp trên chấp thuận khi quyết định đúng. Ngay cả khi quyết định sai, họ được chỉ ra chỗ sai và được hướng dẫn làm như thế nào mới là đúng.

Khi về tuyến dưới, với đặc thù của từng tỉnh, có bác sĩ phát huy được năng lực của mình, có bác sĩ bị gò bó, thậm chí có bác sĩ phải chuyển qua chuyên ngành khác để được yên thân. Khác với các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc các trường Đại học, các bệnh viện tỉnh hoặc tuyến thấp hơn bị lệ thuộc vào chính quyền nhiều hơn. Tất cả chức vụ chủ chốt đều do ủy ban hoặc cấp ủy không có chuyên môn y khoa quyết định, từ đó hoạt động chuyên môn cũng bị lệ thuộc theo.

Đồng ý là hiện nay có một số bác sĩ chạy theo tiền, đánh mất nhân cách, hành động vô đạo đức. Tuy nhiên, theo tôi biết thì nếu đã mất nhân cách, nếu đã tìm cách để kiếm tiền thì người ta không ra tư nhân làm việc. Chính môi trường công lập mới là nơi dễ dàng cho việc bóp nặn bệnh nhân để kiếm tiền hơn. Ở đó có quá tải, có quá nhiều quy định phi lí, bất cập, ở đó y hiệu và thương hiệu là thứ không ai coi trọng, là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực phát triển.

Về vật chất, những người thầy thuốc cần có được một cuộc sống không quá thiếu thốn, để họ có thể yên tâm làm chuyên môn, mà thể hiện y đức. Điều mà các thầy thuốc cần nhất là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, để phát huy khả năng chuyên môn, thể hiện y đức. Họ cần có được một sự tôn trọng nhất định, từ những người được họ chữa trị cũng như từ những người lãnh đạo họ.

Nếu các cấp lãnh đạo không hiểu được điều này thì sẽ còn nhiều làn sóng bác sĩ và nhân viên y tế bỏ bệnh viện công ra đi.

BS.Võ Xuân Sơn (Theo VNE)
-->đọc tiếp...

| 1 tin nhắn ]

Hãy thường xuyên rửa tay với xà phòng, tránh tiếp xúc các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola... để phòng lây lan bệnh.
 
Dịch Ebola xuất hiện trở lại ở Tây Phi từ tháng 3 và đang vượt khỏi tầm kiểm soát khiến nhiều quốc gia lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đến nay đã có hơn 1.300 ca mắc và 729 trường hợp tử vong tại ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tỷ lệ tử vong khoảng 55%.

Để tránh bệnh lây lan sang Việt Nam, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo cách phòng ngừa Ebola như sau:

Virus Ebola lây nhiễm sang người như thế nào

Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm; lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da, niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
Ảnh: AFP.
Thế giới đang đối mặt nguy cơ dịch Ebola lan rộng. Ảnh: AFP.
Người có nguy cơ cao nhiễm virus này
Trong dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, các nhóm có nguy cơ cao nhiễm virus gồm: 
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm virus Ebola.
Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm virus Ebola trong rừng.
Cán bộ y tế.
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh do virus Ebola
- Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng.
- Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan.
- Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.
- Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày.
Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Khi nào nên đi khám
Nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong. Cần kiểm soát sự lây truyền của bệnh và tiến hành ngay các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn.
Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola
Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.
Để kiểm soát sự lây truyền của virus, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị với việc tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.
Làm gì để phòng nhiễm virus Ebola
Hiện chưa có văcxin phòng bệnh do virus Ebola. Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện nay là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong.
Do virus Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh:
- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Nếu có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.
- Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
- Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.
- Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. 
- Thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
- Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Lê Phương-VNE
-->đọc tiếp...

| 0 tin nhắn ]

Căn nguyên và giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa thầy thuốc và bệnh nhân

Khi không có động lực kinh tế, chúng ta đang sử dụng thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Nói không với phong bì” các mỹ từ “Lương y như từ mẫu” v.v... ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài.

Hành hung thầy thuốc đã trở thành vấn nạn. Sự cố y khoa cũng không ít. Năm nào cũng có vài vụ ồn ào, còn các vụ xảy ra im lặng thì nhiều không kể xiết. Bệnh viện bị người dân kêu ca. Ngược lại thầy thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy thuốc và bệnh nhân đang chán ghét nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.

Làm sao để bệnh nhân có thể yêu được thầy thuốc: chỉ khi thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, dành nhiều thời gian quan tâm săn sóc họ, thể hiện sự tôn trọng họ. Làm thế nào để thầy thuốc yêu bệnh nhân: chỉ khi bệnh nhân thực sự đem lại nguồn sống cho họ. Tất cả chỉ cần vậy.



Vậy tại sao thầy thuốc không thể có chuyên môn giỏi: các trường y thường có điểm tuyển sinh cao chót vót, nên không thể nói các bác sĩ có đầu óc kém. Ngành y là ngành đòi hỏi học dài và nhiều hơn các ngành khác. Để phấn đấu trở thành bác sĩ giỏi tốn kém rất nhiều cả về thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng với cơ chế lương hiện tại thì thu nhập của họ vẫn đổ đồng như thế. Vì vậy chẳng ai muốn đầu tư cả đống tiền của, thời gian và sức lực ra học hành nghiên cứu mà không có cơ hội thu hồi lại vốn đầu tư.

Tại sao thầy thuốc không dành thời gian quan tâm săn sóc, thể hiện sự tôn trọng bệnh nhân: với mức độ quá tải bệnh nhân hiện nay thì điều này là không thể. Hơn nữa, nếu đông bệnh nhân đồng nghĩa với thêm công việc mà thu nhập không tăng thêm đáng kể thì bệnh nhân không phải là nguồn sống mà là sự phiền hà đối với thầy thuốc.

Tại sao bệnh nhân không là nguồn sống của thầy thuốc: bởi lẽ chính sách giá dịch vụ y tế hiện tại cực kỳ bất cập. Giá một lần khám ở bệnh viện hạng 3 là 7000 đồng, thấp hơn giá một lần đánh giày. Giá một ngày điều trị ở bệnh viện hạng 1 thấp hơn giá một lần cắt tóc, làm đầu. Tiền bó bột gãy xương chưa bằng nửa tiền công nắn chỉnh khung càng xe máy. Thậm chí những kỹ thuật cao như lọc máu thì giá vẫn thấp hơn một lần thay nhớt ô tô. Rõ ràng quy định giá như vậy là một sự đánh giá thấp giá trị của người bệnh và bệnh nhân không thể là nguồn sống của thầy thuốc. Vì thế nguồn sống của thầy thuốc một phần phải dựa vào một số ít bệnh nhân “đặc biệt”: bệnh nhân của phòng khám tư làm ngoài giờ, những bệnh nhân điều trị tự nguyện hay thậm chí là những bệnh nhân biếu phong bì. Vì thế nhóm bệnh nhân này thường được “yêu” hơn là điều đương nhiên.

Rất nhiều người nói rằng, thầy thuốc được nhà nước trả lương thì phải phục vụ.

Nhiều thống kê về lao động tiền lương cho thấy lương chỉ đảm bảo được 65% đời sống cơ bản của công chức, viên chức. Trong đó lương ngành y gần thấp nhất trong 18 ngành nghề được khảo sát. Vậy thì lương nhà nước không thể là động lực để thầy thuốc nỗ lực phục vụ. Hơn nữa, có một thực tế mà hầu như người dân không biết: với những bệnh viện lớn, kinh phí nhà nước cấp chỉ đảm bảo một phần nhỏ trong kinh phí hoạt động bệnh viện, ví dụ Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy... kính phí nhà nước chiếm dưới 15% kinh phí hoạt động của bệnh viện, các bệnh viện khác đa số dưới 30%. Hay nói cách khác, hầu hết các bệnh viện này kinh phí nhà nước cấp chỉ đủ trả tiền điện nước, xăng dầu, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường. Tiền lương và những khoản đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên hầu như phải do các bệnh viện tự làm ra. Do giá viện phí thấp nên các bệnh viện phải duy trì số bệnh nhân đông, lượng cán bộ nhân viên thấp thì mới có khả năng trả lương. Vì thế tình trạng quá tải và không thể quan tâm sâu sát đến bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi. Rõ ràng chính sách giá và mô hình y tế hiện tại đẩy bệnh nhân và thầy thuốc vào thế đối đầu và là nguồn gốc cho mọi mâu thuẫn, xung đột xảy ra.

Khi không có động lực kinh tế, chúng ta đang sử dụng thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Nói không với phong bì” các mỹ từ “Lương y như từ mẫu” v.v... ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài. Các chiến sĩ Điện Biên anh hùng có thể “ăn cháo kéo pháo qua đèo” trong một mùa chiến dịch chứ không ai có thể ăn cháo kéo pháo cả đời được.

Mâu thuẫn giữa người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế hiện nay là một thực tại không thể chối cãi.

Chúng ta không thể thay toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế hiện tại bằng cách tuyển dụng những thiên thần chỉ biết cống hiến mà không cần quyền lợi từ thiên đàng xuống làm bác sĩ, y tá. Chúng ta cũng không thể thay toàn bộ những bệnh nhân hiện tại bằng nhóm các bệnh nhân khác “biết điều” hơn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi cơ chế vận hành của nền y tế. Không thể điều hành nền y tế bằng mệnh lệnh chủ quan hay vận động phòng trào được nữa. Đã đến lúc phải trả cho lao động y tế giá trị thực của nó theo quy luật thị trường. Y tế cần có sự đổi mới cơ chế giống như việc giao lại ruộng cho nông dân những năm 1986. Khi bệnh nhân thực sự là nguồn sống của thầy thuốc, họ sẽ trân quý bệnh nhân và nỗ lực đầu tư để nâng cao trình độ. Khi viện phí đủ đảm bảo được việc trả lương thỏa đáng, đủ để đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ thì các bệnh viện sẽ đầu tư nhân lực và hạ tầng để cạnh tranh thu hút bệnh nhân. Và khi chăm sóc sức khỏe thành dịch vụ thuần túy thì bệnh nhân và thầy thuốc sẽ tự lựa chọn hoặc từ chối nhau, sẽ tránh được những mâu thuẫn nảy sinh do tình trạng phải chịu đựng nhau trong mối quan hệ bắt buộc phục vụ như hiện nay.

Khi thả giá viện phí theo quy luật thị trường sẽ vấp phải vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người nghèo: hiện tại nhà nước cấp kinh phí để y tế công lập chữa bệnh với mức giá thấp do nhà nước quy định. Vậy hoàn toàn có thể cho phép các bệnh viện tự quyết định giá viện phí, nhà nước ngừng cấp kinh phí và dùng nguồn kinh phí đó để trợ cấp trực tiếp cho người nghèo bị bệnh hoặc chỉ duy trì một số nhỏ bệnh viện từ thiện và người bệnh chấp nhận chất lượng chuyên môn và phục vụ tương xứng với mức đầu tư của nhà nước.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương (Theo web bacsinoitru)
-->đọc tiếp...

| 0 tin nhắn ]

Các chuyên gia của Úc thông báo rằng "Hai người đàn ông dương tính với HIV đã không còn vi-rút sau khi được điều trị ghép tủy". Những bệnh nhân được giấu tên đã được điều trị tại bệnh viện St Vincent của thành phố Sydney và được xét nghiệm vi-rút ở dưới ngưỡng phát hiện. Kết quả trên được báo cáo tại Hội nghị quốc tế về AIDS ở Melbourne, hội nghị vẫn được tiến hành mặc dù một số đại biểu đã gặp nạn trên chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 được tổ chức ở Melbourne, Úc

Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng đây có thể là hướng đi mới trong việc nghiên cứu về HIV: “Chúng tôi rất vui rằng cả hai bệnh nhân đều có kết quả khá tốt nhiều năm sau điều trị và hiện tại cả hai đều không có dấu hiệu của ung thư hay vi-rút” - giáo sư phát biểu.

Mặc dù đều đã được điều trị khỏi vi-rút, cả hai vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị vi-rút như một biện pháp bảo vệ.

Ở trường hợp thứ nhất, bệnh nhân đã được ghép tủy xương thành công để điều trị u lympho không Hodgkin từ người hiến tủy có một trong 2 gen có khả năng kháng HIV. Tuy nhiên ở bệnh nhân thứ 2, người được ghép tủy để điều trị ung thư bạch cầu dạng tủy cấp tính thì người cho không hề có gen kháng lại HIV.

Ghép tủy chưa phải là biện pháp điều trị HIV/AIDS

Trước khi nghiên cứu này diễn ra, chỉ có một bệnh nhân duy nhất người Mỹ được cho là điều trị khỏi HIV, đó là Timothy Ray Brown, được ghép tủy vào năm 2007 và 2008. Người cho tủy của anh có cả hai gen kháng lại HIV. Brown đã có khả năng ngừng sử dụng thuốc kháng vi-rút và hiện tại vẫn không phát hiện thấy vi-rút. Tuy nhiên 2 bệnh nhân khác ở Boston, những người được ghép tủy từ người cho không có gen kháng vi-rút, đã phát hiện vi-rút trở lại sau khi ngừng các liệu pháp chống vi-rút.


Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng hai bệnh nhân không còn vi-rút HIV sau khi được ghép tủy xương cần được theo dõi sát.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù kết quả nghiên cứu ở Sydney là hết sức quan trọng, nhưng biện pháp điều trị bằng ghép tủy vẫn không thể điều trị được cho bệnh nhân bị HIV, cũng như nó vẫn còn đắt và có nhiều nguy hiểm tiềm tàng có thể diễn ra.

Hai bênh nhân ở Sydney vẫn được giám sát hết sức chặt chẽ để theo dõi nếu như vẫn còn vi-rút tồn tại và cách chúng có thể bị kiểm soát như thế nào.

Giáo sư Cooper cho rằng công việc ở những vị trí mà vẫn còn vi-rút ẩn náu sẽ trở thành câu hỏi lớn trong nghiên cứu HIV/AIDS. "Sẽ là hết sức cần thiết để hiểu những điều này nhằm đạt được mục đích điều trị” - ông nói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả nghiên cứu mở ra một hi vọng mới cho các bệnh nhân nhiễm HIV bị bệnh bạch cầu và u lympho.

“Trong thời gian tới, các kết quả nghiên cứu ở Sydney sẽ hết sức có ý nghĩ với các bệnh nhân phù hợp với điều trị ghép tủy có khả năng tham gia vào các thử nghiêm lâm sàng”, bác sĩ Kersten Koelsch, viện Kirby, trường đại học NSW nói.

Hội nghĩ về AIDS tưởng niệm các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay

Hàng nghìn nhà nghiên cứu, những người liên quan và các phóng viên từ hơn 200 quốc gia đã có mặt tại Melbourne từ ngày 20 đến 25 tháng 7 để tham dự hội nghị về AIDS, sự kiện về sức khỏe lớn nhất do Úc tổ chức.

Hội nghị năm nay đã gặp phải trở ngại lớn bởi sự ra đi của các đại biểu trên chuyến bay của Malaysia Airlines bị bắn hạ tại miền đông Ukraine.

Khoảng 100 trên tổng số 298 người bị thiệt mạng trên chiếc máy bay này đang trên đường đến hội nghị về AIDS, bao gồm các nhà nghiên cứu, nhân viên y tế, nhà hoạt động xã hội và những người sống chung với AIDS.

Chủ tịch hội nghị nói rằng sự kiện năm nay diễn ra trong sự tưởng nhớ của những đồng nghiệp của họ. “Tất cả mọi người trong hội nghị, và tôi biết tất cả mọi người trong ban tổ chức, đều cảm thấy hết sức bàng hoàng, cũng như vô cùng thương tiếc các đồng nghiệp gặp nạn” - ông nói.

Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine cũng đồng cảm: “Những người bị nạn sẽ mong chúng ta coi những mất mát này là động lực để chúng ta nỗ lực tại đây và trên toàn thế giới để theo đuổi mục tiêu của họ là chấm dứt những mất mát và thiệt hại gây ra do AIDS trên toàn cầu”.

Các nguồn tin cũng xác nhận rằng trong số các nạn nhân có nhà nghiên cứu về HIV nổi tiếng, tiến sĩ Joep Lange và vợ ông, cùng với Glen Thomas đến từ Tổ chức Y tế thế giới.

Bitter Espressivo (HMU English Club) - Theo: hospitalcare.vn/New Scientist (Theo bacsinoitru)
-->đọc tiếp...

/
Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here