Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 0 tin nhắn ]


Bất cứ một người phụ nữ nào khi mang thai cũng đều mong đợi và kỳ vọng rất nhiều vào đứa con thân yêu của mình. Bởi vậy, họ rất dễ bị sang chấn tinh thần (stress) khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Tuy nhiên, nếu như các bà mẹ tương lai có những kiến thức cơ bản về căn bệnh đái tháo đường thì những tác động bất lợi trong tâm lý đối với họ sẽ giảm đi rất nhiều.

ĐTĐ thai kỳ (ĐTĐTK) là gì?

Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, ĐTĐTK chính là một thể bệnh ĐTĐ, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Như vậy, ĐTĐTK không giống bất cứ một thể bệnh ĐTĐ nào khác. ĐTĐTKkhởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ ĐTĐTK chưa khỏi bệnh thì lúc này người mẹ không được chẩn đoán là ĐTĐTK nữa mà thuộc thể bệnh ĐTĐ khác như: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2, ĐTĐ do dinh dưỡng, ĐTĐ triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán ĐTĐTN một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

Chẩn đoán ĐTĐTK

Về mặt chẩn đoán ĐTĐTK, cho tới nay trên thế giới vẫn còn có nhiều tranh cãi và chưa có một sự thống nhất về tiêu chí này. Đặc biệt, tiêu chí chẩn đoán ĐTĐTK của Tổ chức y tế thế giới( WHO) hoàn toàn khác với tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ(AIA). Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐTK khi đường huyết lúc đói - 7 mmol/l( cũng giống như xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ ở người không mang thai). Để chẩn đoán ĐTĐTN một cách chắc chắn hơn, Tổ chức y tế thế giới đưa ra khuyến cáo chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose( làm xét nghiệm đường huyết tương sau 2 giờ uống 75g đường glucose pha với 250 ml nước sạch. Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐTK khi đường huyết tương sau 2 giờ 7,8 mmol/l( xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ ở người không mang thai: 11,1 mmol/l).

ĐTĐTK rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc ĐTĐTK. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị ĐTĐTK mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những người ĐTĐTKcũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

Vì sao cần phải phát hiện ĐTĐ khi mang thai?

Rất có thể bạn sẽ đưa ra một câu hỏi cho chúng tôi: ĐTĐTK tự khỏi, như vậy có cần phải phát hiện và can thiệp không? Chúng tôi xin trả lời với bạn rằng: rất cần. Nếu không có sự “rất cần” này thì hậu quả của ĐTĐTK đối với người mẹ và thai nhi sẽ trở nên rất nghiêm trọng - nghiêm trọng trong quá trình mang thai, trong lúc sinh và ngay cả cuộc sống sau này.

Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại dến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi vàgây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù...) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đén tính mạng của cả mẹ và thai nhi. ĐTĐTK có thể làm tăng nồng độ xê-tôn máu củ người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bi tăng xê-tôn máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

Những giải pháp can thiệp đối với ĐTĐTK

Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh ĐTĐ không mang thai, với 3 biện pháp chính thống: chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc. Việc đầu tiên, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai, và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng người bệnh ĐTĐTK. Đối với ĐTĐTK thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Người phụ nữ ĐTĐTKcó thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị ĐTĐTK nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.Trong khi bơi, sức nâng của nước sẽ làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương khớp ở bàn chân và cẳng chân.

Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc. Người bệnh ĐTĐTK phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

ThS.BS. Hồ Khải Hoàn
BV. Nội tiết Trung ương

Bookmark and Share

0 tin nhắn

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here