Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 1 tin nhắn ]




Tai nạn và sự nguy hiểm từ các trò chơi của trẻ là không thể lường trước được. Bị ong chích có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nếu không kịp thời cấp cứu. 

Trò chơi nguy hiểm

Chiếc xe cấp cứu từ Thủ Đức lên, đỗ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 chiều 21/7, mang theo một bé trai mình mẩy sưng vù. Nghỉ hè, được rong chơi thoải mái, chú học sinh tiểu học này vừa tiếp cận một trò chơi mới dẫn đến tai nạn: 20 vết ong đốt khắp người do chọc phá tổ ong vò vẽ trong đám dừa nước ven sông gần nhà.

May thay, nhờ chưa rơi vào tình trạng sốc, nên sau 3 ngày điều trị với anti-histamin, corticoides và kháng sinh, em đã bình phục xuất viện, với một bài học nhớ đời: không chọc phá tổ ong.

Tình trạng trẻ bị ong chích do vô tình hoặc cố ý chọc phá tổ ong khá phổ biến, có xu hướng gia tăng trong mùa hè. Số ca nhập viện do ong chích ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã nói lên điều đó. Có những em vô phước “lãnh đủ”, phải nhập viện rất oan uổng chỉ vì trên đường đi học về, ngang qua tổ ong vừa bị một trẻ khác chọc phá. Đáng thương hơn, một người cha đã chết vì lấy thân che con khỏi bị ong chích. Còn bé N.Đ.P, 2 tuổi rưỡi, ở quận 9, bị ong chích đến nỗi không thể đếm được số nốt chích trên đầu, và cháu bé đã tử vong vì suy đa cơ quan, tuy đã được tích cực điều trị chạy thận nhân tạo.

Sơ cứu tại nhà - Điều hết sức quan trọng

Trẻ chưa ý thức tầm nguy hiểm khi chọc phá tổ ong, do đó, phụ huynh cần biết cách sơ cấp cứu trong trường hợp này, tránh những hậu quả thương tâm. Trước đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận một ca suy thận cấp phải chạy thận nhân tạo ở Tiền Giang chuyển lên, do ong chích gây sốc nặng. Biến chứng suy thận cấp sau khi sốc phản vệ xảy ra do ong chích là kết cuộc đau lòng không đáng có do không biết cách xử trí cấp cứu tức thời.

Ong thường làm tổ trên các bẹ dừa nước, cây bình bát, cũng có khi ta thấy tổ ong vắt vẻo trên cành cây, góc vườn, hàng rào, trần nhà..., ở các vùng nông thôn, vùng ven ngoại thành, quận 2, quận 7, quận 9... Phần lớn trường hợp ong không tự dưng đi “săn” người, mà ngược lại, do đó, ong không phải là tội đồ, chính thái độ, ý thức và hành động của con người mới là nguyên nhân “hại xác phàm”.

Ong ruồi, ong nghệ, ong bầu, ong vò vẽ là loài côn trùng có 2 cánh, thân có đoạn. Riêng loài ong vò vẽ màu vàng có khoang đen thường làm tổ trên cây, ngòi không có ngạnh nên có thể chích nhiều nốt khi tấn công người.

Ngòi ong chích là nguyên nhân gây đau nhức tại chỗ và phù nề. Phản ứng dị ứng tùy từng người có độ mẫn cảm với nọc ong và có thể gây tử vong do sốc phản vệ co thắt đường hô hấp trên vì bị ong chích ở miệng, cổ và tất cả vùng đầu, mặt, hoặc suy thận cấp.

Thường khi bị ong chích trên 8 vết là đã nguy hiểm rồi, thế nhưng tùy từng cơ địa và cách sơ cứu tại chỗ, cũng có khi chỉ có một vết ong chích cũng đủ gây tử vong cho bệnh nhân.

Do đó, BS. Trần Hữu Nhơn, Trưởng khoa nội tổng hợp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2, nói: “Sơ cứu tại chỗ là tối quan trọng và nhớ rằng bất kỳ trường hợp ong đốt nào cũng phải nhập viện theo dõi, vì thời điểm quyết định suy thận cấp hay không là trong vòng 3 ngày đầu sau khi bị ong đốt.”

“Khi bị ong đốt, BS. Nhơn nói thêm, đừng quýnh quáng, hãy bình tĩnh tìm cách gắp ngòi ong ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Kinh nghiệm dân gian cho thấy việc dùng vôi ăn trầu bôi lên da chỗ vết ong chích cũng khá hiệu quả, và cũng giúp thấy các vết chích dễ dàng hơn để gắp ngòi ong ra. Sát trùng tại chỗ chích bằng dung dịch sát khuẩn betadine, chườm lạnh và chuyển vào bệnh viện gần nhất.”

Cha mẹ không nên coi thường khi trẻ nói khó thở, khó nuốt và quan trọng nhất là trẻ bất thình lình rũ rượi, vì đó chính là dấu hiệu báo trước của sốc phản vệ, có thể đưa đến tử vong, cần phải chuyển vào bệnh viện ngay. Cuối cùng, khi trẻ lơ mơ, không còn nhận biết được cha mẹ chính là lúc trẻ đang đi vào sốc.

Những lưu ý đối với các đơn vị điều trị khi tiếp nhận bệnh nhân bị ong chích:
Cần đếm số vết ong chích, mô tả đặc điểm con ong.
Nhanh chóng càng sớm càng tốt lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể.
Cho thuốc chống dị ứng và Corticoid khi cần thiết.
Sử dụng ngay Adrénaline 1% khi có dấu hiệu sốc phản vệ.
Nhớ rằng phản ứng dị ứng của mỗi bệnh nhi tùy độ mẫn cảm.

Tại cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ dựa trên các dấu hiệu tại chỗ hay toàn thân mà có xử trí thích hợp:
Phản ứng tại chỗ chích: Đau, đỏ da, kích thích, ngứa, phù nề tại nơi ong chích. Trường hợp ong chích ngay lưỡi, miệng do hiện tượng phù nề có thể gây suy hô hấp.
Phản ứng nhiễm độc: Xảy ra khi bị ong chích nhiều nốt. Triệu chứng có thể kèm theo: ói, tiêu chảy, nhức đầu, huyết áp hạ, sốt và mất ý thức, co giật và suy thận cấp.
Phản ứng dị ứng: Xảy ra ở bệnh nhi bị chích một nốt hay vài nốt sau 30 phút có thể gây dị ứng: nổi mề đay, ngứa, mẩn đỏ, phù nề, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, co cơ bụng, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp hạ, co thắt thanh khí phế quản, trụy mạch.

Tùy tình hình nặng, nhẹ mà nạn nhân được xử trí và theo dõi với:
Thuốc chống dị ứng (kháng histamine) Diphenhydramine (Benadryl) liều 1-2mg/Kg, uống hay tiêm bắp.
Tiêm Corticoid (Methylprednisolone: Solu-medrol): liều 0,2-2mg/Kg đường tĩnh mạch trong trường hợp sưng phù nặng hay bị ong chích, cho vào miệng, vào lưỡi.
Sát trùng da nơi ong chích với Bétadine.
Chườm lạnh nơi vết chích.
Dùng biện pháp dân gian lấy ngòi ong nếu có thể. Ngòi ong càng ở lâu trong da, nọc độc phóng thích càng nhiều.
Truyền dịch khi cần thiết bù nước, điện giải.
Sử dụng thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng.

Để bị ong chích là đã muộn rồi, phải chịu đau đớn hành hạ và lại dễ bắt tay tử thần nếu sơ cứu sai hoặc không nhập viện kịp thời. Tốt nhất là tránh đừng để chúng, những binh đoàn thép không hề biết sợ ai bị chạm nọc.

Biến chứng do ong chích:
Các nốt ong chích có thể gây nhiễm trùng.
Phản ứng dị ứng kéo dài.
Thiếu máu cơ tim, tiểu hemoglobine và myoglobine, suy thận cấp, đông máu nội mạch lan tỏa, phù não.
Tổn thương thần kinh nếu nốt chích gần đường đi của dây thần kinh.

Cần để ý một số loài ong như: vò vẽ và frelon trong thời tiết giông bão, đặc biệt thích thịt và trái chín mùi mà chúng ta thường dùng trong bữa ăn. Đừng để chúng đến gần bàn ăn. Và cũng phải nghĩ đến việc lau miệng và tay cho bé khi chúng vừa ăn xong.

Cần phải giải thích cho trẻ biết, ngay cả những cháu nhỏ, tính khí và phản ứng của ong, đừng dùng khăn đuổi ong vò vẽ khi chúng mò vào đĩa thức ăn.

(Nguồn: Parents)
(Theo VNDOC's Blog sưu tầm)

Bookmark and Share

1 tin nhắn

Binh Xang Con nói... @ 17:42 3/1/08

good

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here