Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 0 tin nhắn ]




Trẻ con hiếu động, té ngã là chuyện bình thường. Nhưng đã có không ít trường hợp chấn thương đầu đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng do bố mẹ thiếu quan tâm, xem đó là chuyện nhỏ khi thấy trẻ vẫn tỉnh táo. 

Trèo cao té đau

Ngày 8/10/2003, em T., 12 tuổi, ở Nha Trang, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. HCM. Một tháng trước, em leo trèo bị ngã từ trên cao đập đầu, sau đó, xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn mửa. Nhiều bác sĩ chẩn đoán em bị viêm xoang và cho thuốc điều trị theo hướng này. Xét nghiệm tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy em bị máu tụ mạn tính dưới màng cứng bán cầu não trái. Thế nhưng, khi tiến hành phẫu thuật khoan sọ mới phát hiện thêm đây là trường hợp tụ dịch não tủy. Các bác sĩ phải thực hiện dẫn lưu nhưng tiên đoán khả năng bệnh tái phát rất cao do sự hấp thu dịch não tủy của màng não.

Cùng ngày, bệnh viện cũng tiếp nhận bé M., 2 tuổi, bị ngã từ lầu cao xuống gây nứt sọ. Lúc nhập viện em vẫn tỉnh táo, nhưng sau đó mất tri giác rất nhanh, chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng cấp tính. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Chợ Rẫy phải phối hợp tiến hành mổ sọ khẩn cấp lấy máu tụ để cứu sống bệnh nhân. Ca mổ kéo dài hai giờ, hiện nay cả bé M. và bé T. đã tỉnh táo hoàn toàn, tri giác tốt và quá trình hồi phục tiến triển rất nhanh. 

Ca mổ “4 trong 1”

Ngày 28/10/2003, tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. HCM, em B.L.H., 12 tuổi nhập viện trong tình trạng vật vã, choáng. Em bị ôtô đâm trong lúc đi xe đạp, gây tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, đứt rời ruột non, trật khớp háng phải, rách rộng mất da đầu vùng trán dài 15cm, lộ xương sọ, gãy xương ngón số 3 bàn tay phải... 

Bác sĩ Đoàn Ngọc Hà, phẫu thuật viên chính cùng các đồng nghiệp đã khẩn cấp phẫu thuật cho bệnh nhi vào lúc 3h sáng, kéo dài hai tiếng. Thám sát ổ bụng cho thấy bệnh nhân bị đứt rời ruột non, thức ăn tràn ra ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn diện, phải rửa bụng, nối ruột, nắn khớp háng, may phủ da vùng xương sọ, sắp xương xuyên đinh cho ngón tay bị gãy.

Sáng hôm sau, C. đã hoàn toàn tỉnh táo, trả lời được các câu hỏi của những người xung quanh và khoảng một tuần sau bệnh nhân xuất viện. Không phải ai cũng gặp may mắn như bé C. khi gặp phải những hung thần trên đường phố như thế.

Ranh giới mong manh giữa sống và chết

Các tai nạn này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, do ngã hoặc va đụng trong nhà, té xe, té cầu thang, té võng, té lầu… Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước. Mặt khác, các cháu lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã. BS. Đoàn Ngọc Hà (Tổ trưởng tổ ngoại thần kinh BV. Nhi Đồng 2) và BS. Đặng Ngọc Dũng cho biết: nếu gia đình có người chăm sóc, trông nom trẻ cẩn thận, nhất là những trẻ bắt đầu chập chững biết đi, có vách hoặc cửa ngăn cầu thang thì đã không phải chứng kiến những cảnh đau lòng này.

Chấn thương sọ não có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: dập não, chảy máu não, tụ máu hoặc chảy máu nội sọ, tụ máu ngoài hoặc dưới màng cứng. Đối với những trường hợp trẻ bị va chạm ở đầu, không thấy vết thương vẫn có thể gặp biến chứng trong những ngày kế tiếp. Do vậy, không phải cứ thấy trẻ tỉnh táo, không có vết thương trầy xướt da đầu là yên tâm, mà ngược lại, cần quan tâm theo dõi sát sao hơn nữa; vì ở trẻ nhỏ, biến chứng tụ máu ngoài màng cứng có thể xảy ra mà không kèm theo biểu hiện mất ý thức ban đầu. 

Trường hợp em H.M.T., 10 tuổi, nhà ở Đồng Tháp, đang chơi đùa với bạn bè trong giờ giải lao ở trường, em “phi thân” từ 4 bậc cầu thang xuống như các “siêu nhân đỏ, siêu nhân xanh”, thì vướng phải chân của một bạn cũng đang đi trên cầu thang này và bị ngã lăn lông lốc không phanh. Bạn bè xúm lại thoa dầu, nhưng không thấy vết thương gì cả, T. vẫn tỉnh táo chạy nhảy tiếp tục. Về nhà, em ém nhẹm chuyện này và chỉ thường than “nhức đầu do học bài nhiều quá”. Chuyện vỡ lỡ khi bạn bè tới nhà chơi vô tình lộ ra. Lúc đầu, cả nhà hoảng hốt khi nghe tin, nhưng rồi thấy T. vẫn tỉnh rụi, khám đầu không bị “móp méo” gì cả, T. lại sợ bị bắt vào bệnh viện nên không than nhức đầu nữa. Cho đến một ngày đẹp trời, em đột ngột kêu đau đầu rồi nôn mửa dữ dội và vĩnh viễn ra đi trong sự bàng hoàng đến ngẩn ngơ của đôi vợ chồng trẻ có đứa con đầu lòng. Xét nghiệm sau đó cho thấy em bị máu tụ ngoài màng cứng bán cầu não phải.

Cần làm gì khi trẻ “té móp đầu”?

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo sau khi ngã, thăm khám thấy bình thường, có thể chăm sóc ở nhà nhưng phải theo dõi chặt chẽ 3 giờ một lần trong suốt 24 giờ (nếu trẻ ngủ cũng phải đánh thức dậy). Đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất khi phát hiện trẻ có một trong những dấu hiệu sau đây: 
Ói mửa nhiều lần.
Nhức đầu.
Co giật tay chân. Rối loạn ý thức hoặc tâm thần.
Sưng nơi da đầu.
Lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy nước trong, hoặc máu.
Đồng tử không đều 2 bên.
Mất thăng bằng. Rối loạn vận động một chi hoặc một phần của chi.
Tình trạng lúc tỉnh, lúc mê.
Ngủ kêu không thức.

Nếu sau khi ngã, trẻ bị bất tỉnh thì phải đưa đi cấp cứu ngay (tai biến loại này chiếm 4% các ca chấn thương sọ não, thường xảy ra với trẻ nhỏ). Tại bệnh viện, phương pháp duy nhất có giá trị để phát hiện tổn thương là chụp cắt lớp hộp sọ. Xử trí theo A – B – C. 

Làm sao để tránh?

Để phòng tránh chấn thương sọ não và những hậu quả nghiêm trọng do nó gây ra, những người có con nhỏ cần lưu ý:
Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi. Giải thích dần cho trẻ hiểu những điều nguy hiểm có thể xảy ra khi mò mẫm đi lại.
Nhà có cầu thang nên làm thêm cửa hoặc vách ngăn nơi đầu cầu thang.
Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường trải đệm để nếu ngã, trẻ đỡ bị chấn động.
Đưa võng nhẹ nhàng, không lắc quá mạnh và nên có vách che chắn 2 bên.
Trẻ bú mẹ cần được ôm giữ chắc, tránh vuột tay.
Thận trọng khi cho trẻ đi xe trên đường, hoặc khi băng qua đường.
Không để trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác. Không cho trẻ nghịch phá, leo trèo quá mức.
Khi xảy ra chấn thương ở đầu, cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu bác sĩ cho về nhà, trẻ vẫn phải được theo dõi sát sao theo hướng dẫn.

 (Theo VNDOC's Blog sưu tầm)

Bookmark and Share

0 tin nhắn

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here