Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 0 tin nhắn ]





Sáng 24.9, Đoàn thanh tra liên ngành do Phó chánh thanh tra Bộ Y tế Đỗ Đức Nhường dẫn đầu đã thanh tra đột xuất nhà máy sản xuất sữa của Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) tại KCN Quang Minh (H.Mê Linh, Hà Nội). Theo ông Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Hanoimilk: 90% nguyên liệu sản xuất sữa của công ty đều có nguồn gốc từ New Zealand, Úc, Mỹ... và tuyệt nhiên không nhập sữa TQ để sản xuất.  Lấy mẫu sữa từ kho của Hanoimilk đi xét nghiệm - Ảnh: T.Hằng

Cuối năm 2007, đầu năm 2008 công ty có nhập 1-2 lô hàng qua cảng Hải Phòng nhưng là nhập sữa qua ủy thác từ một công ty trung gian tại Mỹ. Tuy nhiên, khi xuống kiểm tra tại kho hàng, các cơ quan chức năng phát hiện ra một số lượng lớn sữa bột có xuất xứ từ hãng Longcom Enterprise, TQ. Ngoài ra, trong kho hàng còn có những bao nguyên liệu chất xơ dùng trong sản xuất sữa có nguồn gốc từ TQ.

Theo yêu cầu của cơ quan chức năng, đại diện Hanoimilk giải trình: Công ty đã được Cục VSATTP cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số 7095/2007/YT-CNTC cho 375 tấn sữa bột nguyên kem nhập từ TQ. Từ tháng 1 - 6.2008, công ty đã 5 lần xuất bán tổng cộng 95 tấn, trong đó bán 70 tấn cho Công ty cổ phần hóa chất Á Châu có trụ sở tại T5, P54, tòa nhà Etown 2, số 364 đường Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình (TP.HCM), và bán 25 tấn cho Công ty cổ phần hóa chất Á Châu có trụ sở tại số 1 Tô Hiệu, P. Nghĩa Đô, Q.Cầu Giấy (Hà Nội).

Số sữa bột tồn kho là 280 tấn, gồm: 180 tấn hạn sử dụng đến đầu năm 2009 và 100 tấn có hạn sử dụng đến tháng 9.2008. Ông Trần Đăng Tuấn khẳng định: công ty chỉ nhập sữa TQ về để bán lại cho các công ty khác, chứ không sử dụng để sản xuất sữa bán ra thị trường. Đoàn thanh tra đã lấy mẫu xét nghiệm chất lượng lô sữa bột này và cho niêm phong toàn bộ 280 tấn sữa bột, đồng thời yêu cầu Hanoimilk không được xuất bán chờ kết quả xét nghiệm.

* Tại TP.HCM, chiều qua 24.9, Sở Y tế cho biết vừa có văn bản gửi đến Sở Giáo dục - Đào tạo về việc tăng cường kiểm soát nguồn gốc sữa và sản phẩm sữa cung cấp cho các trường học trên địa bàn thành phố; tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm sữa của các công ty sữa TQ đã được công bố sản phẩm có chứa melamine trên báo, đài. Ngoài ra, Sở Y tế cũng cho biết các mẫu sữa (tổng cộng 5 mẫu) nhãn hiệu YiLi Pure Milk do sở lấy tại Công ty TNHH Kim Ấn đem đi kiểm nghiệm đều cho kết quả dương tính với melamine.

Đáng lưu ý, kết quả xét nghiệm của Sở (tại nhiều labo) cho thấy hàm lượng melamine rất cao so với mức 25,34 ppb (mcg)/lít mà Công ty Kim Ấn tự lấy mẫu đi kiểm nghiệm và công bố trước đó. Sở Y tế cho biết sẽ xin ý kiến Bộ Y tế về việc tiến hành tiêu hủy toàn bộ sản phẩm sữa YiLi của Công ty Kim Ấn. Trước đó, trong tổng số 1.494 thùng sữa tươi tiệt trùng hiệu YiLi Pure Milk (12 hộp 1 lít/thùng) Công ty Kim Ấn nhập về, đã có hơn 300 hộp sữa YiLi (loại hộp 1 lít) đến tay người tiêu dùng.

Trong khi đó, qua kiểm tra, lực lượng QLTT phát hiện 6,6 tấn nguyên liệu sữa ngoại nhập không rõ nguồn gốc tại Q.6 và Gò Vấp. Cụ thể, tại địa chỉ 336/16/1 Nguyễn Văn Luông (Q.6), đội QLTT 6B đã phát hiện 5,3 tấn nguyên liệu sữa ngoại nhập không có nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ. Đây là kho hàng của doanh nghiệp Đức Long Hãng (trước đó ngày 23.9, đơn vị này vừa bị đội QLTT 10B phát hiện trên 2 tấn nguyên liệu sữa không rõ nguồn gốc).

Tại Công ty TNHH Mai Trâm (173/44/6 Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp), đội QLTT Gò Vấp phát hiện 1,3 tấn nguyên liệu sữa ngoại nhập không có nhãn mác, không đăng ký chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Tất cả số hàng trên đều bị niêm phong chờ xử lý. Hôm nay 25.9, việc kiểm tra tiếp tục được triển khai, ngoài các lực lượng địa phương còn có đoàn Thanh tra Bộ Y tế cũng sẽ vào cuộc. Đoàn kiểm tra dự kiến sẽ lấy mẫu sữa tại Công ty Nutifood (trước đó ngày 24.9 đã lấy mẫu sữa của Công ty cổ phần sữa VN (Vinamilk) để kiểm nghiệm).

* Tại Đà Nẵng, Thanh tra y tế vẫn ráo riết kiểm tra các đại lý, các chợ có kinh doanh mặt hàng sữa, kể cả những cơ sở bán lẻ. Số sữa Ensure không có nhãn phụ tiếng Việt tiếp tục bị phát hiện, đã có khoảng 100 lon sữa loại lớn bị thu hồi tại các đại lý. Đến ngày 24.9, đã có 14 đại lý, cửa hàng kinh doanh sữa tại Đà Nẵng bị xử phạt, chủ yếu rơi vào sai phạm về nhãn mác, sữa bột đóng gói trong bao bì không rõ xuất xứ. Chưa có phát hiện nào về loại sữa nhiễm độc melamine tại Đà Nẵng.

* Tại Thừa Thiên - Huế, Sở Y tế cho biết đoàn liên ngành gồm Y tế, QLTT, Công an... đã tiến hành kiểm tra tại các đại lý, điểm kinh doanh sữa tại chợ Đông Ba, An Cựu, các quầy sữa lớn trên đường Lý Thường Kiệt (TP Huế) và cơ sở làm kem, bánh kẹo, những vùng phụ cận của TP Huế và đến nay chưa phát hiện sữa TQ. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho biết trước khi đoàn tiến hành kiểm tra thì nhiều quầy sữa bày bán mặt hàng sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ, sữa TQ đã giấu hết "tang vật"...

(http://suckhoegiadinh.org - theo Thanh niên)



Bookmark and Share

0 tin nhắn

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here