Trong số chất khoáng cơ thể cần, người ta chú ý trước
hết tới sắt (Fe). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 - 4g sắt, trong đó
2/3 có ở hemoglobin là sắc tố của hồng cầu, phần còn lại dự trữ trong
gan, thận, lách các cơ quan khác. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt
là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm quan
trọng cơ bản đối với sự sống. Không chỉ là thành phần của huyết sắc tố,
sắt còn tham gia vận chuyển ôxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp
tế bào.
Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn
thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng gây nên nhiều rối loạn
trong cơ thể và sinh bệnh. Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một bệnh dinh
dưỡng, tuy ít khi gây tử vong, nhưng gây tình trạng yếu đuối, sức khỏe
kém. Trẻ em học kém làm do thiếu máu gây buồn ngủ và kém tập trung.
Người lớn giảm khả năng lao động vì chóng mệt phải nghỉ luôn và nghỉ kéo
dài. Thiếu máu đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ thời gian sinh nở.
Vì vậy khi thấy cơ thể có biểu hiện da xanh xao, người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, khả năng tập trung kém làm ảnh hưởng tới học tập và công tác... cần nghĩ tới việc có thể cơ thể bị thiếu sắt, và đi khám bệnh để được bổ sung sắt kịp thời.
Trong điều trị, sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với một số vitamin hoặc acid folic. Tuy nhiên khi uống viên sắt người dùng có thể thấy lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa...Khi bổ sung sắt cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không bổ sung quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới thừa sắt sẽ không tốt cho cơ thể. Ngộ độc sắt do quá liều ít gặp ở người lớn, nhưng hay gặp ở trẻ em. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi uống nhầm 30 phút đến vài giờ. Vì vậy khi dùng cho trẻ em phải rất thận trọng và cần để thuốc xa tầm với của trẻ để tránh trẻ ăn nhầm phải gây ngộ độc.
Uống thuốc chứa sắt cần tránh xa các bữa ăn khoảng 1-2 giờ, và không
uống nước chè, cà phê ngay sau khi uống thuốc, vì thức ăn và các loại
nước uống này làm giảm sự hấp thu của sắt.
Cần lưu ý, sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt đỏ, thịt lợn, gan, bánh mì ngũ cốc, đậu đũa, đậu ván, đậu hà lan...Vì vậy, một người bình thường ăn uống đầy đủ thì không thiếu sắt. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi nguồn thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu.
-->đọc tiếp...
Hằng ngày cần ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt.
Vì vậy khi thấy cơ thể có biểu hiện da xanh xao, người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, khả năng tập trung kém làm ảnh hưởng tới học tập và công tác... cần nghĩ tới việc có thể cơ thể bị thiếu sắt, và đi khám bệnh để được bổ sung sắt kịp thời.
Trong điều trị, sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với một số vitamin hoặc acid folic. Tuy nhiên khi uống viên sắt người dùng có thể thấy lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa...Khi bổ sung sắt cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không bổ sung quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới thừa sắt sẽ không tốt cho cơ thể. Ngộ độc sắt do quá liều ít gặp ở người lớn, nhưng hay gặp ở trẻ em. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi uống nhầm 30 phút đến vài giờ. Vì vậy khi dùng cho trẻ em phải rất thận trọng và cần để thuốc xa tầm với của trẻ để tránh trẻ ăn nhầm phải gây ngộ độc.
Dùng thuốc bổ sung sắt phải theo chỉ định của bác sĩ.
Cần lưu ý, sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt đỏ, thịt lợn, gan, bánh mì ngũ cốc, đậu đũa, đậu ván, đậu hà lan...Vì vậy, một người bình thường ăn uống đầy đủ thì không thiếu sắt. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi nguồn thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu.
Dược sĩ Lê An - suckhoedoisog.vn