Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 0 tin nhắn ]

Vừa bước ra khỏi nhà thuốc Tuấn (đường Thuận Kiều, quận 5, TPHCM), bà Phạm Thị Khảm, ngụ Bến Cát, Bình Dương, lắc đầu ngao ngán: “Bữa trước mới mua 164.000 đồng/hộp, nay tăng lên 179.000 đồng/hộp rồi. Như thế này làm sao chịu xiết”. Ghi nhận ngày 7-7 cho thấy, hàng loạt loại thuốc chữa bệnh đã ào ào vào đợt tăng giá mới.

Minh họa: A. DŨNG

Lên máu... với thuốc ngoại!

Giá thuốc mà bà Khảm than thở nói trên là Daflon 500mg của Pháp. Đây là loại thuốc có tác dụng thông tĩnh mạch, có mặt khá phổ biến tại thị trường Việt Nam. Theo nhân viên của nhà thuốc Tuấn, mỗi hộp Daflon 500mg có 80 viên và giá bán hiện dao động ở mức 179.000 - 180.000 đồng/hộp, tăng khoảng 10% so với 3 tuần trước đây. Nhân viên này cho biết, từ 2 tuần qua nước phụ khoa Gynofar 250ml cũng đã tăng từ 6.000 lên 7.500 đồng/chai (tăng gần 20%) và nhiều loại thuốc nhập ngoại khác cũng đã biến động.

Cách nhà thuốc Tuấn không xa, tại nhà thuốc Ngân Hà 5 nhiều loại thuốc có giá tăng trở lại sau một thời gian tạm lắng. Cụ thể như Telfast HD 180mg chữa dị ứng da, viêm mũi đã lên mức 7.500 đồng/viên, Fastum Gel đã tăng lên 54.000 đồng/tuýp…

Dạo qua Trung tâm chợ sỉ dược Tô Hiến Thành (quận 10), nhiều cửa hàng thuốc không giấu nổi bức xúc vì đồng loạt nhiều hãng dược cung ứng đề nghị tăng giá thuốc. Một chủ cửa hàng nói: “Mới tạm ổn định được 1 tháng, nay đùng đùng tăng giá”. Tuy nhiên, tìm hiểu được biết phần lớn hãng dược thông báo tăng giá qua điện thoại để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Trong khi đó, tại nhiều nhà thuốc ở khu vực Hai Bà Trưng, phường Tân Định, quận 1, người bệnh đến mua khá sốc vì thuốc tăng giá.

Ông Trần Thanh Hà (ngụ phường 9, quận Phú Nhuận) sau khi mua thuốc tại nhà thuốc L.C cho biết: “Tôi bị đau dạ dày và bác sĩ chỉ định uống thuốc Phosphalugel. Nhưng tuần trước mới mua 91.500 đồng/hộp, nay đã 99.000 đồng/hộp”. Theo phụ trách nhiều nhà thuốc, đa số thuốc tăng giá đợt này đều thuộc các nhóm kháng sinh, vitamin. Đáng chú ý là các loại thuốc đặc trị hiếm muộn, ung thư, viêm gan cũng tăng giá khá nhiều.

Mới đây, Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược Việt Nam cũng ghi nhận, nhiều loại thuốc trên thị trường tăng 5%-10%. Trong đó, điển hình vẫn là các loại thuốc ngoại nhập.

Trong khi thuốc nội tham gia chương trình bình ổn thị trường thì thuốc ngoại ào ào tăng giá. Ảnh: TR.NG.

Bình ổn chưa đáng kể

Trong khi đó, chương trình bình ổn giá thuốc của TPHCM vẫn đang triển khai khá rầm rộ nhưng chỉ dành cho thuốc nội. Theo các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá thuốc thì doanh số chưa đáng kể sau 2 tháng đưa thuốc đến các bệnh viện cũng như nhà thuốc bán lẻ.

Nhà thuốc Từ Phương (phường Phú Thuận, quận 7) là một trong những nhà thuốc đầu tiên tham gia chương trình bình ổn giá thuốc cho biết, hiện hầu hết nhóm thuốc trong chương trình bình ổn giá đã được đặt hàng như kháng sinh, tim mạch huyết áp, kháng viêm giảm đau.

Điều đáng nói, các loại thuốc này được sản xuất tại các nhà máy trong nước đạt GMP-WHO nhưng giá “mềm” hơn thuốc cùng loại nhập ngoại. Chẳng hạn thuốc trị cảm cúm Paracetamol 500mg của Công ty Dược 3 Tháng 2 (F.T Pharma) chỉ 216 đồng/viên, còn của Công ty Dược Sanofi-Aventis tại Việt Nam có giá 245 đồng/viên; thuốc trị ho Euxamus 200mg của Công ty Dược Euviphamr giá 420 đồng/viên nhưng của Công ty liên doanh Stada Việt Nam là 500 đồng/viên.

Các mặt hàng thuốc khác như tim mạch, kháng sinh nằm trong chương trình bình ổn giá cũng có giá thấp hơn các mặt hàng cùng loại của liên doanh hoặc nhập ngoại như Ladovax của Công ty Euvipharm có giá 7.900 đồng/viên nhưng Plavix của Sanofi-Aventis có giá tới 20.790 đồng/viên và Clopistad của Stada Việt Nam là 9.504 đồng/viên. Tương tự, thuốc kháng sinh Ofmautin 625 của Domesco Đồng Tháp chỉ 6.195 đồng/viên nhưng của GlaxoSmithKline là 11.760 đồng/viên.

Giám đốc một công ty dược trong nước bức xúc: “Cứ cho thuốc nhập ngoại tăng giá mà bắt thuốc nội bình ổn thì thật bất công. Trong khi từ đầu năm đến nay giá thuốc ngoại tăng liên tục”. “Những lý do đó thì chính các công ty dược trong nước cũng gặp phải nhưng muốn tăng giá không phải dễ”, Dược sĩ Huỳnh Thị Lan, Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Mekophar cho biết. Tuy nhiên, để không bị “sờ gáy”, các hãng dược nước ngoài thường tăng giá nhỏ giọt và không công khai.

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nếu tăng giá tùy tiện sẽ kiên quyết xử lý. Sở Y tế đã yêu cầu thanh tra y tế vào cuộc để kịp thời chấn chỉnh những hãng dược tự ý tăng giá.


Bookmark and Share

0 tin nhắn

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here