Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 0 tin nhắn ]




Làm sao biết bị sưng amidan?

Amidan có thể bị nhiễm và viêm ở một số người, tình trạng này gọi là viêm amidan (hay còn gọi là xưng amindan). Dưới đây là một số biểu hiện của chứng viêm amidan.

- Amidan đỏ và sưng phồng

- Bị khàn giọng

- Bên ngoài amidan có phủ một lớp màng màu trắng hoặc vàng

- Cổ họng bị đau

- Đau khi nuốt thức ăn/nước uống

- Sưng tuyến đệm

- Bị sốt

Amidan là một khối lymphô ở mỗi bên sau miệng, bạn có thể nhìn thấy amidan của người khác bằng cách rọi đèn vào cổ họng và nhìn sâu vào bên trong miệng.

(Theo HealthDay News)

Chứng viêm amiđan

Do nằm ở cửa ngõ đường thở nên amiđan rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu như trước đây, phần lớn bệnh nhân được cắt amiđan thì hiện nay, phẫu thuật này được chỉ định khá chặt chẽ, chỉ áp dụng trong những trường hợp chẳng đặng đừng.

Amiđan là tập hợp mô lympho ở hai bên thành họng sau khoang miệng, có vai trò bảo vệ, chống nhiễm khuẩn. Viêm amiđan gồm các thể sau:

Viêm amiđan cấp tính không đặc hiệu

Biểu hiện trước tiên là đau họng kèm theo sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo chảy nước mắt. Tại chỗ 2 amidan viêm sưng to quá phát kèm theo viêm đỏ lan tỏa vùng họng. Xét nghiệm cận lâm sàng công thức máu số lượng bạch cầu thường không tăng. Những trường hợp này thường viêm do virus cúm A, B, C hoặc á cúm (adeno virus, rhinovirus, ecpet...).

Cần hạn chế sử dụng kháng sinh và nên dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: chống phù nề, giảm đau kèm theo kháng histamin. Vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như: angispray, eludril, locabiotal, givalex...

Viêm amiđan cấp tính đặc hiệu do vi khuẩn

Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là sốt cao đột ngột, đau họng tăng, thường đau lan tỏa vùng tai kèm theo hạch lân cận sưng to, người mệt mỏi. Khám tại chỗ thấy amidan viêm to kèm theo các hốc mủ, miệng hôi, xuất hiện màng giả tại amiđan. Các xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao. Tác nhân gây bệnh thường gặp là liên cầu khuẩn, tiếp đến là xoắn khuẩn (có màng giả kèm theo loét hoại tử); có trường hợp do săng giang mai (khám thấy vết trợt nông tròn hoặc bầu dục, không có mủ).

Những trường hợp xét nghiệm xác định được loại vi khuẩn gây bệnh, cần dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị tốt căn nguyên.

Phẫu thuật cắt bỏ amiđan hiện được chỉ định khá chặt chẽ bởi liệu pháp kháng sinh đặc hiệu đã đem lại kết quả tốt. Nó chỉ được áp dụng khi amiđan viêm mạn tính kéo dài, tái phát thường xuyên hằng tháng, ảnh hưởng tới đời sống; hoặc đã có tiền sử viêm tấy quanh amiđan, xuất hiện hội chứng ngạt thở khi ngủ. Đối với trường hợp viêm cầu thận cấp do viêm amiđan, sau khi điều trị viêm cầu thận cấp ổn định, người bệnh cũng cần được cắt bỏ amiđan.
(Theo tuoitre)

Bookmark and Share

0 tin nhắn

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here