Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 1 tin nhắn ]

Chủng ngừa cho bé:
  • Xem chi tiết trong các bài vaccine & tiêm chủng

Vấn đề dinh dưỡng của bé:

Bé lúc này có thể ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong ngày. Bạn nên nhớ rằng ăn quá nhiều lần trong ngày là một thói quen xấu cho trẻ & kém dinh dưỡng. Các bữa ăn chính và phụ phải chứa đầy đủ bốn nhóm thực phẩm : tinh bột, chất béo, chất đạm và chất xơ. Chúng ta làm quen với các đơn vị dinh dưỡng & số đơn vị dinh dưỡng cung cấp cho bé ở độ tuổi này:

  • Bánh mì (1/2 lát nhỏ), Ngũ cốc ăn liền hoặc phải chế biến (1/4 chén), gạo (1/3 chén), bánh bích quy (1 - 2 cái).
  • Nước Rau quả hoặc nước trái cây tương đương 100 - 150 ml, có thể uống 4-6 lần trong ngày tùy theo tình trạng phân của bé.
  • Sữa (2 chén), ya ua hoặc phô mai (30-50 gram) được đo lường cho mỗi cử, hai cử sữa và hai cử ya ua hoặc phô mai mỗi ngày.
  • Thịt, thịt gà, cá (tương đương 2 - 4 muỗng canh), đậu khô (1/2 chén), trứng (1 quả): nấu ăn ba cử mỗi ngày.

Cho bé ăn thêm các bữa phụ xen kẻ các bữa chính. Nên tập cho bé uống nước trái cây và sữa bằng cốc hơn là đút từng muỗng.

Sự phát triển tự nhiên của bé:

Các bé đang độ tuổi chập chững biết đi đang học hỏi những kỹ năng gì? Bạn có thể thấy được những biểu hiện sau ở bé khoảng 8 tháng tuổi:

  • Với sự trợ giúp của Bạn, bé có thể bước đi nhanh hơn, đi giật lùi, có thể bước lên các bậc cầu thang.
  • Trèo lên ghế.
  • Đá một trái banh.
  • Ném trái banh.
  • Có thể tự cầm thìa xúc ăn nhưng rớt vãi lung tung.
  • Có thể tự uống nước bằng cốc (nhưng Bạn phải canh chừng, bé có thể bị sặc).
  • Chụp lấy đồ chơi một cách nhanh chóng.
  • Lôi đồ chơi trong rổ ra.
  • Vẽ những nét nghuệch ngoạc với một cây bút chì.
  • Ôm ấp và gắn bó với một món đồ chơi hay một con thú nhồi bông nào đó (bé sẽ mang theo suốt ngày ngay cả lúc vào giường khi đi ngủ).
  • Có thể xếp chồng các khối hình vuông hoặc hình tròn.
  • Có thể sẳn sàng để tập chạy.

Bạn nên chơi với bé các trò chơi có tính chất giáo dục:

  • Cho bé các loại đồ chơi có thể kéo và đẩy.
  • Cho bé chơi các đồ chơi với cấu trúc và chất liệu bề mặt khác nhau để bé cảm nhận và nhận biết sự khác nhau đó (nhám & trơn, cứng & mềm, tròn & vuông, ...).
  • Chơi banh tròn với bé (Bạn thảy banh qua cho bé và khuyến khích bé thực hiện giống như vậy).
  • Cho bé chơi những bộ đồ chơi có thể lồng mỗi cái vào với nhau (như bộ chén nhựa từ lớn đến nhỏ).
  • Cho bé chơi các khối lắp ráp và đồ chơi xây nhà bằng các khối vuông.

Sự phát triển về ngôn ngữ:

  • Những kỹ năng bé đang học hỏi từ môi trường xung quanh, từ Bạn & các người thân trong gia đình như:
  • Quan sát một bức tranh và gọi tên các đồ vật trong đó.
  • Đọc sách bằng một loại ngôn ngữ riêng của bé.
  • Có thể nói được khoảng 10 từ đơn.
  • Có thể nói từ kép.
  • Có thể hiểu được những câu hướng dẫn đơn giản của Bạn.

Sử dụng đồ chơi để phát triển kỹ năng cho bé:

  • Đọc sách cho bé nghe đồng thời chỉ cho bé xem các hình trong sách.
  • Cho bé xem tranh và chỉ cho bé các đồ vật trong tranh đồng thời gọi tên chúng cho bé nghe.
  • Để bé nói chuyện với ông bà hoặc người thân qua điện thoại.
  • Lặp đi lặp lại những từ mới để bé ghi nhớ.
  • Khen ngợi bé khi bé có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản của Bạn.
  • Cho bé đi chơi vườn bách thú và để bé lắng nghe các tiếng kêu của các con vật.

Sự phát triển các quan hệ xung quanh của bé:

  • Nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ.
  • Bắt chước theo những điệu bộ của người lớn.
  • Chới với những em bé khác hay chơi cả với người lớn.
  • Có thể bắt đầu độc lập hơn với cha mẹ.

Bạn có thể làm gì?

  • Ôm hôn bé và nựng niệu để bé cảm nhận được tình thương của mẹ.
  • Luôn nói với bé rằng Bạn yêu bé lắm!
  • Để bé tham gia những công việc cùng với Bạn như thu dọn đồ chơi bỏ vào rổ chẳng hạn.
  • Tham gia trò chơi phân loại đồ chơi theo màu sắc chẳng hạn. Có thể bé làm sai nhưng đây là bước đầu tập cho bé biết phân biệt đấy.
  • Cho bé chơi với các bé khác để bé lanh lợi hơn.

Rèn luyện các kỹ năng cho bé:

Bé bây giờ vẫn chưa hiểu được tại sao bé lại không được làm theo những gì bé muốn. Bạn hãy giúp bé thực hiện các yêu cầu:

  • Để đồ chơi vào đúng chổ.
  • Dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong.
  • Thu dọn nhà cửa để loại trừ những đồ vật hay những tình huống có thể gây ra các rắc rối (như các đồ vật dễ vỡ chẳng hạn).
  • Hướng bé chú ý sang một hoạt động khác hay một thứ khác như đồ chơi chẳng hạn.
  • Có thể ngăn cấm bé không được chơi cái này, cái nọ nhưng đừng nhiều quá vì bé vẫn còn nhỏ lắm. Tốt hơn hết, Bạn nên giúp tránh các tình huống xấu xảy ra với bé càng nhiều càng tốt.
  • Cho bé biết Bạn muốn bé làm gì khi bé làm không đúng (như con nên ném trái banh vào tường thay vì ném vào cửa kính).

Tìm hiểu cơn cáu gắt của bé:

Cơn giận dữ của bé xảy ra một cách tự nhiên như là một phản ứng để biểu hiện sự tức giận. Bé của Bạn giờ rất muốn độc lập với cha mẹ và tự điều khiển các hành vi của mình. Bé rất muốn làm những việc theo ý thích của mình cho dù vẫn chưa có thể tự giải quyết các vấn đề có liên quan.

Bé biểu hiện sự thất vọng và giận dữ bằng cách:

  • Khóc, thét lên hay rên rỉ khóc lóc hàng giờ liền.
  • Đập đầu hay bứt tóc.
  • Nín thở
  • Đánh vào người khác hay ném đồ chơi, cắn và phun nước bọt.

Các bật cha mẹ nên xem các cơn giận dữ của bé là hết sức bình thường, đó là một phần trong quá trình phát triển của bé, tránh đánh đập bé vì cho rằng bé hư hỏng.

Nín thở cũng không phải là điều nguy hiểm, bé sẽ thở lại ngay khi không nín được nữa. Đói bụng, mệt mỏi, bệnh tật có thể là nguyên nhân của các cơn giận dữ. Khi bé có các biểu hiện giận dữ, Bạn nên:

  • Giữ bình tĩnh.
  • Không trút cơn giận dữ lên bé.
  • Xoa diệu bé nhưng với thái độ quyết đoán.
  • Nói với bé những gì Bạn muốn bé thực hiện.
  • Nhắc nhở bé theo một cách nhất định mỗi khi bé vi phạm những quy định của Bạn.
  • Không đánh đòn bé trừ khi những hành động của bé có tính chất nguy hiểm.
  • Phớt lờ hành vi giận dữ của bé (nhưng khi đó Bạn phải chắc chắn rằng bé đang ở trong một phạm vi an toàn và không có vật nguy hiểm nào xung quanh).

Chắc chắn rằng tất cả những người chăm sóc bé (như ông bà hay người giữ trẻ) đều biết về nguyên tắc Bạn đặt ra cho bé và rèn luyện bé theo đúng cách mà Bạn đang làm. Tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Trẻ con rất tinh ý để nhận ra điều đó và bé sẽ không còn nghe theo lời Bạn nữa. Tuy nhiên, có những hành vi nguy hiểm của bé mà Bạn không thể nào phớt lờ:

  • Đánh hay đấm đá cha mẹ hay người thân.
  • Ném đồ vật đi chổ khác hoặc ném vào cha mẹ khi không vừa ý một điều gì đó.
  • Thét lên, gào la và lăn lộn không ngừng.
  • Có những hành vi giận dữ ở những nơi công cộng.
  • Bạn nên ẳm bé ra khỏi khung cảnh nơi bé đang giận dữ, như sang một phòng khác. Bạn ở lại với bé và xoa diệu bé.

Tập cho bé đi vệ sinh:

Không thể ấn định được độ tuổi nào nên tập cho bé đi vệ sinh đúng cách - đừng quá ép bé một cách đột ngột, bé sẽ từ chối hợp tác với Bạn nếu bị ép buộc. Bé cần phải có thời gian để hoàn thiện các kỹ năng tự nhiên cũng như có thể tự điều khiển việc tiêu tiểu. Khi đó Bạn mới có thể huấn luyện bé thành công.

Các dấu hiệu để nhận biết lúc nào Bạn có thể tập cho bé đi vệ sinh có giờ giấc:

  • Tả bé vẫn khô trong nhiều giờ liền trong ngày.
  • Rặn đi cầu trước khi ị đùn ra.
  • Khi bé có thể thực hiện theo những hướng dẫn đơn giản của Bạn.
  • Nhận biết được những từ ngữ Bạn sử dụng khi xi bé tè hoặc ị.
  • Tự cởi quần và mặc quần trở lại.
  • Một số bé có thể đòi cha mẹ cho ngồi bô để đi vệ sinh. (theo PTP)

Bookmark and Share

1 tin nhắn

Cu Mo nói... @ 17:50 23/10/07

Ban oi, cho mi`nh copy ba`i nay ve blog la`m tu lieu nhe ! cam on ban !

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here