Chào các bạn, mời bạn quảng cáo banner tại đây kích thước 500x70 - giá mềm 700.000/tháng. liên hệ suckhoegd@gmail.com. Mr.Cường



| 1 tin nhắn ]

Lịch chủng ngừa:

Trẻ trong tháng này chích ngừa các mũi sau:

  • Mũi kết hợp DTP và HIB.
  • Nhỏ vac xin bại liệt lần thứ ba có thể thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 18 tháng.

Vấn đề nuôi dưỡng bé:

  • Bé cưng của Bạn lúc này có thể bú mẹ hay bú bình ít hơn khi bé bắt đầu ăn dặm nhiều hơn.
  • Bé nên tiếp tục được bú mẹ hay bú bình (không bú sữa bò) cho đến ít nhất là một tuổi.
  • Thức ăn dặm lúc này trở nên quan trọng hơn khi bé đã bắt đầu thích nghi với việc ăn dặm.
  • Khi bé đã quen với bột ngũ cốc, Bạn có thể thay đổi khẩu vị cho bé bằng các loại bột khác như bột bò, bột gà, ...
  • Luôn luôn cho bé ăn từ ít đến nhiều khi thay đổi loại bột để bé quen vị dần.
  • Bạn cũng có thể tự tay chế biến thức ăn dặm cho bé tại nhà.

Cho bé làm quen với các loại thức ăn dặm:

  • Cho bé nếm thử một hay hai muỗng nước ép trái cây như nước cà rốt, nước bí.
  • Bạn hãy thử các loại rau quả xanh như đậu Hà Lan nghiền nát nhừ.
  • Ép các loại trái cây lấy nước như táo, lê cho bé uống.
  • Chuối chín cũng là một loại trái cây rất tốt cho bé, Bạn có thể nạo nát nhừ và cho bé ăn từng ít một.
  • Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn thêm một loại thực phẩm mới mà thôi.

Sau khi cho bé thử thức ăn mới, Bạn hãy theo dõi trong khoảng 3 ngày xem bé có thích hay không hoặc bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không. Những dấu hiệu có thể là bé bị dị ứng thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa hay nổi mẩn đỏ trên da. Nếu bé có một trong các dấu hiệu trên khi ăn một loại thực phẩm mới nào, Bạn nên ngưng ngay và thông báo cho BS biết.

Những mẹo vặt khi cho bé ăn:

  • Nên tập cho bé ăn dặm khi bé đang cảm thấy thoải mái và có tâm trạng tốt, khi đó bé sẽ hợp tác với Bạn một cách dễ dàng hơn.
  • Nếu bé quyết liệt từ chối ăn, Bạn không nên ép bé, hãy chờ đến lần sau vậy.
  • Nên tập cho bé uống nước hay nước trái cây với một chiếc cốc hơn là cho vào bình bú.
  • Nên tránh cho bé uống nước cà chua, nước cam, ăn trứng, hay bất cứ thức ăn nào có chứa đậu phộng cho đến khi bé được ít nhất là một tuổi vì nó không tốt cho dạ dày của bé và đôi khi còn gây dị ứng cho bé. Xem thêm bài dị ứng sữa & dị ứng đậu phộng.
  • Đừng quá lo lắng khi thấy phân bé đổi màu sau khi dùng một loại thực phẩm mới nào, điều đó hoàn toàn bình thường.

Vấn đề cai sữa mẹ: Vì một lý do nào đó buộc Bạn phải cai sữa cho bé, hãy lưu ý:

  • Nhiều bé vẫn bú sữa mẹ cho đến một tuổi hoặc lâu hơn nữa cho đến khi bé có thể uống được sữa bò.
  • Nếu Bạn đã quyết tâm cai sữa cho bé, Bạn nên thực hiện một cách từ từ - từng tuần hay hai tuần một, tránh dứt sữa bé một cách quá đột ngột sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bé.
  • Bạn có thể bắt đầu bằng cách thay một cử bú mẹ của bé bằng một cử bú bình.
  • Hai hay ba ngày sau, Bạn lại thay thêm một cử sữa mẹ nữa bằng sữa bình. Cứ như vậy Bạn sẽ thay hết được các cử bú mẹ bằng các cử bú bình.
  • Lúc này Bạn cũng dần tập cho bé thay các bình bú bằng cốc và uống sữa bằng muỗng.
  • Khi bé thôi không bú mẹ nữa, nguồn sữa của Bạn cũng sẽ dần cạn đi.

Vấn đề chăm sóc răng miệng:

Chiếc răng đầu tiên thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 đến 10 tháng tuổi, nhưng cũng có thể mọc sớm hơn - vào khoảng tháng tuổi thứ 3, hay mọc chậm hơn - vào tháng tuổi thứ 13. Răng cửa dưới thường mọc trước tiên, sau đó là răng cửa trên.

Các dấu hiệu mọc răng thường khác nhau ở mỗi bé. Bé có thể cảm thấy hơi đau, thấy khó ở trong người, hay quấy khóc, chảy nước miếng thường xuyên, mút ngón tay hay gặm bất cứ vật gì bé nắm được trong tay.

Nứu răng bé trở nên đỏ và đau nhức khi chiếc răng bắt đầu nhú lên. Sốt, ói mửa, gào khóc liên tục cũng là dấu hiệu của mọc răng. Lúc này, Bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của BS để giúp bé bớt đau.

Cách xử trí:

  • Bạn có thể cho bé ngậm một cái vòng nhựa tiệt trùng có bán tại các nhà thuốc, các vật cứng và lạnh như một cái vú giả ướp lạnh cũng có thể giúp giảm đau ở nứu răng nhưng chúng phải được tiệt trùng sạch sẽ và Bạn phải trông chừng kẻo bé nuốt vào miệng.
  • Nếu bé cảm thấy khó ở, bỏ ăn uống và quấy khóc liên tục, Bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau với hoạt chất Acetaminophen, nhưng Bạn phải hỏi BS về liều lượng bé có thể uống (ở mỗi tháng tuổi khác nhau có những liều lượng thuốc khác nhau), không nên tự ý cho bé uống thuốc bừa bãi.
  • Không được sử dụng các dung dịch thoa răng, muối, rượu, hay các loại thuốc phiện, chúng có thể gây nghiện.

Ngăn ngừa tình trạng sâu răng:

  • Tạo thói quen giữ gìn răng tốt bằng cách chăm sóc răng đúng cách, ngay từ cái răng đầu tiên.
  • Sử dụng nước có chất fluor hoặc dùng toa thuốc có bổ sung chất fluor.
  • Không để chất ngọt bám vào răng bé - không cho bé đi ngủ ngay mà không đánh răng sau khi uống sữa, bú mẹ, uống nước trái cây hay ăn dặm. Nên rơ miệng cho bé & sau đó cho bé uống một cốc nước nhỏ.
  • Nếu bé không bú mẹ hay bú bình khi ngủ, Bạn nên ôm bé vào lòng và cho bé thấy được tình thương của Bạn. Khi bé đã ngủ, cất bình sữa đi & Bạn nhẹ nhàng đặt bé vào trong nôi (không được cho bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ, có thể gây sặc cho bé).
  • Nếu bé phải bú một cái gì đó để ru ngủ, Bạn nên cho bé bú nước sôi để nguội thay vì sữa khi ngủ.
  • Giữ răng bé sạch sẽ bằng một miếng gạc ướt và chà nhẹ nhàng trên răng và nứu bé sau khi bé bú, ăn dặm, trong khi bé tắm, hay trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Giấc ngủ của bé:

  • Vào tháng tuổi này, bé có thể ngủ tổng cộng 14 tiếng mỗi ngày bao gồm 12 tiếng ban đêm và 2 tiếng vào ban ngày.
  • Bé có thể ngủ 1 đến 3 giấc ngắn vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
  • Bé có thể không muốn ngủ khi đến giờ vì không muốn xa cách mẹ.
  • Bé có thể khóc vào ban đêm do mọc răng.

Bạn có thể làm gì?

  • Tạo thói quen đi ngủ hàng ngày cho bé để tránh tình trạng bé quá mệt mỏi do không ngủ và quấy khóc.
  • Bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết lập thời gian biểu để bé ngủ mỗi ngày.
  • Đặt bé vào giường khi bé bắt đầu buồn ngủ (nhưng vẫn còn tỉnh), hãy để bé tự đi vào giấc ngủ.
  • Nếu Bạn hay đu đưa bé qua lại để ru bé ngủ, Bạn sẽ tập cho bé có thói quen lệ thuộc vào việc này mới có thể ngủ được. Khi đó càng khó để bé có thể tự ngủ một mình được.
  • Nên cho bé ngủ riêng nếu hiện giờ Bạn và bé đang ở cùng một phòng.
  • Nếu bé thức giấc và không thể ngủ lại được, Bạn hãy kiểm tra xem bé có ổn hay không? Lúc này, Bạn hãy vỗ về bé, trấn an bé nhưng đừng ẳm bé lên.
  • Nếu bé khóc dữ quá, Bạn có thể ẳm bé lên chút đỉnh và sau đó lại đặt ngay bé vào giường.
  • Đừng bao giờ ẳm bé ngược qua phòng Bạn trở lại. Nếu không có gì khác lạ xảy ra cho bé, có lẽ bé muốn mè nheo mẹ chút đỉnh và bé sẽ ngủ lại ngay thôi mà.

Sự phát triển của bé:

  • Bé đã có thể lăn mình qua lại được rồi.
  • Có thể giữ đầu thẳng và vững chắc khi được đặt ngồi.
  • Có thể ngồi vững với sự giúp đỡ.
  • Chống hai tay nghiêng về phía trước khi được giúp ngồi dậy.
  • Có thể dùng chân đỡ trọng lượng cơ thể khi được vịnh cho đứng lên.
  • Có thể với và túm lấy bất cứ vật gì trong tầm tay.
  • Bé có thể quay người về hướng phát ra âm thanh.
  • Đã có thể nhận biết người lạ và khóc thét lên một cách sợ hãi khi gặp người lạ.
  • Có thể cười, đôi khi ré lên một vài tiếng, ê a hay bập bẹ một vài âm thanh nào đó.
  • Bé có thể hiểu được khi Bạn nói "không" khi không cho phép bé làm một điều gì đấy.
  • Lúc này bé có thể nhìn những vật ở xa hơn.
  • Có thể chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia một cách dễ dàng.
  • Có thể cố gắng trườn về phía trước để chụp lấy một món đồ chơi nào đó.
  • Có thể vẫy tay chào tạm biệt khi được khuyến khích.

Bạn có thể làm gì?

  • Hãy chơi trò ú oà với bé.
  • Ôm ấp và vuốt ve bé, đồng thới nói chuyện với bé. Tuy lúc này có thể bé chưa hiểu những gì Bạn nói nhưng bé hiểu được tình cảm Bạn dành cho bé.
  • Nhìn ngắm bé, cười với bé và nhìn thật lâu vào mắt bé.
  • Tạo những âm thanh khác nhau cho bé nghe như tiếng sột soạt của một cái bao nhựa, tiếng leng keng của muỗng chạm vào ly khi Bạn khuấy nước, tiếng va chạm của chùm chìa khóa, ...
  • Đưa cho bé những đồ vật hoặc đồ chơi có màu sắc tươi sáng, tương phản (như xanh, đỏ hay vàng) để bé nhìn & phân biệt rõ từng màu sắc.
  • Có thể ẳm bé đi bộ ra ngoài, đi hóng mát hoặc đến thăm bạn bè.
  • Đỡ bé để bé có thể ngồi dậy và giữ bé chắc vì lúc này bé vẫn chưa ngồi vững đâu.

Sự an toàn của bé:

Bé lúc này có thể tự trườn đi một chút ít và có thể cố tự gượng để ngồi dậy. Bé cần phải được giám sát chặt chẽ vì bây giờ bé đã bắt đầu ham muốn khám phá thế giới xung quanh.

Ngăn ngừa tai nạn và té ngã:

  • Luôn luôn nhớ cài đai an toàn khi đặt bé trong xe ăn, xe nôi, hay ghế dành cho bé.
  • Khung tập đi không an toàn lắm cho bé, vì vậy Bạn đừng dùng nó để tập cho bé đi vào độ tuổi này.
  • Luôn có các tấm chắn vững chắc ở hai đầu cầu thang trên và dưới.
  • Các chốt cửa ở các đầu cầu thang luôn luôn đặt cao hơn tầm với của bé.
  • Luôn đặt sàn nôi ở mức thấp nhất để bé không thể trèo ra ngoài.

Phòng tránh phỏng và hoả hoạn:

  • Bé lúc này có thể nhanh như cắt chụp lấy một vật gì mà bé thích một cách bất thình lình. Vì vậy Bạn nên lưu ý:
  • Giữ những cây nến, nước nóng và thuốc lá ngoài tầm tay với của bé.
  • Không sử dụng khăn trải bàn vì bé có thể kéo khăn bàn làm đổ thức ăn xuống.
  • Không hút thuốc lá và không để ai hút thuốc lá khi ở gần bé.
  • Dán kín các ổ điện không sử dụng bằng băng keo, các ổ điện đang sử dụng phải được đặt trên cao hoặc sử dụng ổ điện âm tường.
  • Dấu hết dây điện vào trong các ống nhựa, bé có thể gặm chúng, rất nguy hiểm.
  • Cất hết các thiết bị điện như bàn ủi, máy sấy tóc, ... ngoài tầm với của bé.
  • Không để bé một mình trong phòng với những vật nguy hiểm có thể gây cháy, phỏng như đèn cầy, đèn dầu, ...
  • Có những tấm chắn lối vào nhà bếp để bé không di chuyển vào.

Ngăn ngừa nghẹn và nghẹt thở:

  • Không để bé ngậm hay cắn những quả bóng nhựa nhỏ.
  • Không để bé một mình trong thau tắm hay trong bồn tắm dù chỉ một giây.

Ngăn ngừa ngộ độc:

Bé giờ đây rất háo hức khám phá thế giới xung quanh, bé có thể bỏ vào miệng mọi thứ bé có được trong tay. Ở tuổi này bé khó có thể với tới các tủ thuốc gia đình trên cao, nhưng trong ví hoặc túi áo của Bạn cũng có thể có những viên thuốc trong đó. Do vậy, Bạn hãy cẩn thận kiểm tra mọi thứ trong nhà:

  • Hãy cất tất cả thuốc vào ngăn tủ trên cao và khóa lại.
  • Dọn tất cả mọi thứ dưới gầm bếp như bột giặt, xà bông, các chai nước tẩy rửa lên các ngăn kệ trên cao.
  • Để sơn, dầu lửa hay và các dụng cụ làm vườn trên ngăn kệ cao hay để trong nhà kho.
  • Bé cũng có thể nhìn thấy các con côn trùng bò trên sàn, chụp lấy chúng và cho vào miệng.
  • Bạn phải lưu số máy cấp cứu ngay trên điện thoại để dùng trong các trường hợp nguy cấp.
  • Gọi ngay cho trung tâm cấp cứu nếu bé lỡ nuốt vào bụng bất kỳ một loại thuốc hay chất độc nào.
  • Không được tự ý làm cho bé nôn mữa nếu không có chỉ định của BS.

Bookmark and Share

1 tin nhắn

Ho Trung Nghia nói... @ 18:04 26/2/09

Cảm ơn bạn về bài viết này .

Đăng nhận xét

Xem ký tự của emoticons vui nhộn tại đây.

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Chào các bạn, bạn đã vào trang Benhtimmach.com chưa, đây là trang tư vấn sức khoẻ miễn phí chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch click here